TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 07.2021
Diệu Âm lược dịch
BULGARIA: Đại học Sofia của Bulgaria ra mắt chương tŕnh Thạc sĩ về Nghiên cứu Phật giáo
Đại học Sofia “St. Kliment Ohridski ”sẽ bắt đầu chương tŕnh thạc sĩ về nghiên cứu Phật học từ năm học 2021-2022. Chương tŕnh mang tên ‘Phật giáo: Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa’, là chương tŕnh học đầu tiên ở Bulgaria cung cấp khám phá toàn diện về di sản văn học và văn hóa của Phật giáo, các truyền thống tôn giáo và triết học, và các chi tiết cụ thể về sự phát triển của Phật giáo ở Châu Á, cũng như sự lan rộng và tiếp nhận toàn cầu của tôn giáo này ở phương Tây.
Được tổ chức bởi Khoa Ngữ văn Cổ điển và Hiện đại của Đại học Sofia, chương tŕnh bao gồm việc nghiên cứu các ngôn ngữ phương Đông liên quan đến văn hóa Phật giáo.
Với việc nhập học từ học kỳ mùa đông năm 2021-2022, ‘Phật giáo: Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa’ là một chương tŕnh toàn thời gian trong ṿng 3 học kỳ, với tổng thời lượng tối thiểu là 795 giờ và 90 tín chỉ.
Đội ngũ giảng dạy bao gồm các nhà nghiên cứu trẻ đă nghiên cứu các ngôn ngữ Phật giáo cổ điển và các truyền thống Phật giáo trong các học viện và trung tâm Phật giáo truyền thống ở châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ.
(NewsNow – July 3, 2021)
Đại học Sofia “St. Kliment Ohridski” (Bulgaria)
Photo: wikipedia.org
Hội thảo về văn hóa Phật giáo của vùng Hi Mă Lạp Sơn được tổ chức tại Đại học Sofia, Bulgaria
Photo: Lyudmila Klasanova & Milena Bratoeva
TÍCH LAN: Hội Dharma Vijaya có trụ sở tại Hoa Kỳ tặng thiết bị Y tế cho bệnh nhân COVID-19
Tín đồ Hội Dharma Vijaya và Tịnh xá Phật giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ tặng Tích Lan một lô hàng lớn gồm các thiết bị y tế, trang thiết bị và các phụ kiện hỗ trợ sự sống quan trọng cho công việc kiểm soát COVID-19. Lễ trao tặng tượng trưng diễn ra tại Trung tâm Hoạt động Quốc gia Pḥng chống COVID -19 Bùng nổ Covid-19 (NOCPCO) vào ngày 1-7 trong cuộc họp với Tướng Shavendra Silva, Trưởng ban NOCPCO, Tham mưu trưởng Quốc pḥng và Tư lệnh Lục quân.
Các thiết bị y tế trị giá 20,000 đô la Mỹ sẽ được phân phối phù hợp cho 12 bệnh viện trên toàn đảo.
Ghi nhận hành động kịp thời nói trên, Tướng Shavendra Silva khen ngợi vị sư đương nhiệm và các đại diện của Hội Dharma Vijaya và Tịnh xá Phật giáo v́ sự chu đáo và quan tâm đến những người bị nhiễm COVID-19 ở Tích Lan mặc dù các nhà tài trợ này sống tại Hoa Kỳ, xa quê hương của họ.
(news.lk - July 3, 2021)
Lễ trao tặng tượng trưng thiết bị y tế của Hội Dharma Vijaya và Tịnh xá Phật giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ diễn ra tại Trung tâm Hoạt động Quốc gia Pḥng chống COVID -19 Bùng nổ Covid-19 (NOCPCO)
Photo: news.lk
BHUTAN: Ni Hội Bhutan thông báo khai trương Trung tâm Đào tạo & Giải trí dành cho Ni giới
Vào ngày 21-6-2021, Ni Hội Bhutan (BNF) đă thông báo về việc chính thức khai trương và bắt đầu hoạt động của Trung tâm Đào tạo & Giải trí (TRC) của BNF ở ngoại ô thủ đô Thimphu của Bhutan.
Hoạt động dưới sự bảo trợ của Hoàng thái hậu Ashi Tshering Yangdoen Wangchuck, BNF là một tổ chức phi lợi nhuận nỗ lực cải thiện sinh kế hàng ngày của chư ni ở Vương quốc Bhutan và tăng cường khả năng tiếp cận của họ với giáo dục cơ bản và cao cấp.
BNF nhắm mục tiêu trao quyền và giáo dục các trẻ em gái và phụ nữ Bhutan để cải thiện điều kiện sống của họ cũng như sức sống kinh tế của làng mạc nông thôn, từ đó giúp bảo tồn nền văn hóa Phật giáo phong phú của vương quốc trước sự phát triển nhanh chóng.
Trung tâm Tài nguyên & Giải trí (TRC) của BNF sẽ cung cấp một loạt các chương tŕnh giảng dạy kỹ năng sống và giáo dục tương tác xă hội cho chư ni và nữ tín đồ tại gia đang tu tập Phật đạo.
Năm 2009, nhà hoạt động Phật giáo, Tiến sĩ Tashi Zangmo, đă thành lập BNF, hiện do cô điều hành. Tổ chức này làm việc trực tiếp với khoảng 28 ni viện Phật giáo, giáo dục và đào tạo các ni cô trở thành những người lănh đạo và giáo viên của cộng đồng.
(Buddhistdoor Global – July 5, 2021)
Trung tâm Đào tạo & Giải trí dành cho chư ni ở ngoại ô thủ đô Thimphu, Bhutan
Tiến sĩ Zangmo giới thiệu khuôn khổ đào tạo mới với Hoàng Thái hậu Ashi Tshering Yangdoen Wangchuck
Hoàng Thái hậu Ashi Tshering Yangdoen Wangchuck tại lễ khánh thành Trung tâm Đào tạo & Giải trí (TRC) dành cho chư ni Bhutan
Photos: BNF
ẤN ĐỘ: Nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt lai Lạt ma kỷ niệm sinh nhật lần thứ 86
Dharamsala, Ấn Độ - Nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma kỷ niệm bước sang tuổi 86 vào thứ Ba, ngày 6-7-2021, đă cảm ơn những người ủng hộ và bày tỏ sự trân trọng đối với Ấn Độ, nơi ngài đă sống kể từ khi rời quê hương vào năm 1959.
“Tôi muốn bày tỏ ḷng biết ơn sâu sắc của tôi đối với tất cả bạn bè của ḿnh, những người đă thực sự thể hiện với tôi t́nh yêu, sự tôn trọng và tin tưởng,” ngài nói trong một thông điệp video.
Ngài nhắc lại sứ mệnh phục vụ nhân loại của ḿnh và kêu gọi những người ủng hộ hăy từ bi.
“Kể từ khi tôi trở thành người tị nạn và hiện nay đang định cư ở Ấn Độ, tôi đă tận dụng tối đa quyền tự do và sự ḥa hợp tôn giáo của Ấn Độ,” ngài phát biểu, và nói thêm rằng ngài rất tôn trọng các giá trị thế tục của Ấn Độ như “trung thực, karuna (từ bi) và ahimsa (bất bạo động)”.
Vào sinh nhật thứ 86 năm nay của Đức Đạt lai Lạt ma, do đại dịch nên chỉ có một lễ kỷ niệm nhỏ với sự tham dự của hầu hết các quan chức chính phủ được tổ chức tại Chính quyền Trung ương Tây Tạng. Trên một màn h́nh chiếu, thông điệp video của Đức Đạt lai Lạt ma đă được phát và sau đó là màn tŕnh diễn văn hóa của Viện Nghệ thuật Tŕnh diễn Tây Tạng.
(AP – July 6, 2021)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: ECCthai
HÀN QUỐC: Chùa Bongeunsa khai trương trung tâm nghiên cứu ẩm thực chay
Ngôi chùa Bongeunsa ở Gangnam, Seoul gần đây đă mở một trung tâm nghiên cứu văn hóa ẩm thực nhà chùa và bổ nhiệm một tu sĩ Phật giáo tên là Wookwan làm người đứng đầu trung tâm. Trung tâm nghiên cứu này được đặt tại ṭa nhà Simgumdang trong khuôn viên của bản tự.
Chùa Bongeunsa đă và đang nỗ lực quảng bá thực phẩm chay bằng cách tổ chức các cuộc thi nấu hộp cơm trưa với các đầu bếp nổi tiếng và các sự kiện khác. Trung tâm nghiên cứu nói trên sẽ giới thiệu các công thức nấu ăn chay vốn có thể dễ dàng thực hành tại nhà và phát triển các công thức nấu ăn mới.
Sư cô Wookwan, người đứng đầu Trung tâm Văn hóa Thực phẩm Chay Mahayeon, đă giới thiệu món ăn nhà chùa trên khắp thế giới bằng cách hoạt động với vai tṛ một thành viên của ủy ban biên soạn sách giáo khoa về ẩm thực chùa và là chuyên gia ẩm thực chùa của Đoàn ngoại giao Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc.
Hai cuốn sách của bà về ẩm thực nhà chùa Hàn Quốc cũng được xuất bản bằng tiếng Anh.
(Tipitaka Network - July 6, 2021)
Sư cô Wookwan, người đứng đầu Trung tâm Văn hóa Thực phẩm Chay Mahayeon và cuốn sách về Đồ Chay Hàn Quốc của bà
Photos: Google
PAKISTAN: Quân đội Pakistan tặng bức tượng Phật quư hiếm cho Bảo tàng Peshawar
Quân đội Pakistan đă tặng viện Bảo tàng thành phố Peshawar nổi tiếng một pho tượng Phật quư hiếm để làm phong phú thêm bộ sưu tập ấn tượng của viện và giúp thúc đẩy du lịch tôn giáo ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.
Trung tướng Muhammad Noman, Tư lệnh quân đoàn Peshawar, đă tặng pho tượng quư hiếm nói trên, vốn được một thiếu tá người Anh t́m lại được trong quá tŕnh khai quật di tích ở Takhtbai vào năm 1935. Tượng chính thức được tôn trí tại bảo tàng thông qua các nhà chức trách của Cục Khảo cổ học.
Tiến sĩ Abdus Samad, Giám đốc Khảo cổ học Khyber Pakhtunkhwa, gọi đó là một "nghĩa cử tuyệt vời".
Ông dẫn lời Tướng Noman nói rằng Bảo tàng Peshawar là nơi thích hợp để trưng bày tượng Phật này cho du khách nước ngoài và Pakistan đến thăm bảo tàng hàng năm với số lượng lớn.
Tên cũ của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa là Ghandhara, và khu vực này là nơi rất được tôn kính đối với tín đồ Phật giáo. Hàng năm, các nhà sư từ các quốc gia khác nhau đến thăm vùng Gandhara, đặc biệt là tại Khyber Pakhtunkhwa.
Bảo tàng Peshawar rất nổi tiếng v́ có một trong những bộ sưu tập các tác phẩm kiến trúc về Đức Phật lớn nhất thế giới.
(Big News Network - July 9, 2021)
Pho tượng Phật quư hiếm do Quân đội Pakistan tặng Bảo tàng Peshawar
Photo: mc.webpcache.epapr.in
Bảo tàng Peshawar
Photo: Google
HOA KỲ: Dự án Chư Ni Tây Tạng gây quỹ 16,000 US$ cho Giáo dục Đại học của Ni giới Phật giáo
Dự án Chư Ni Tây Tạng - một tổ chức từ thiện được đăng kư tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Seattle và ở quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - đă thông báo rằng Quỹ Trợ cấp Geshema cho đến nay đă quyên góp được 16,000 đô la Mỹ trong số 100,000 đô la Mỹ mục tiêu, là khoản trợ cấp sẽ được chuyển vào mục tiêu giúp đỡ chư ni Tây Tạng trên con đường đại học.
Quỹ Trợ cấp Geshema trao quyền cho các nữ tu Phật giáo Tây Tạng để họ trở thành geshemas và làm giáo viên, các nhà lănh đạo tu viện và xă hội, và các mô h́nh vai tṛ cộng đồng,
Dành cho chư ni Tây Tạng, Geshema là một văn bằng học thuật gần tương đương với bằng tiến sĩ triết học Phật giáo. Bằng geshema đại diện cho h́nh thức đào tạo học thuật cao nhất trong trường phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng.
Khi kết thúc quá tŕnh học tập 17 năm của ḿnh, các sư cô phải hoàn thành một loạt các kỳ thi kéo dài 4 năm để được cấp bằng.
Các kỳ thi, thường được tổ chức hàng năm vào cuối mùa hè, diễn ra trong khoảng thời gian một tháng. Kỳ thi năm nay dự kiến bắt đầu vào ngày 1-10.
(Buddhistdoor – July 9, 2021)
Chư ni Gheshema
Photo: tnp.org
ẤN ĐỘ: Chính sách kiên định: luôn xem Đức Đạt lai Lạt ma như một vị khách danh dự
New Delhi: Ngày 8-7-2021, Ấn Độ cho biết nước này có chính sách trước sau như một: luôn xem nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma như một vị khách danh dự.
Phát biểu này được đưa ra 2 ngày sau khi Thủ tướng Narendra Modi điện thoại cho Đức Đạt lai Lạt ma vào ngày sinh nhật thứ 86 của ngài (vào ngày 6 tháng 7). Động thái gọi điện cho Đức Đạt lai Lạt ma của Thủ tướng được nhiều nhà quan sát ghi nhận trong bối cảnh mối quan hệ gay cấn của Ấn Độ với Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Modi viết lời chúc mừng tới nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng. Thủ tướng có cuộc tiếp xúc công khai lần cuối với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2015.
Nhắc lại quan điểm chính thức trước một câu hỏi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Arindam Bagchi cho biết, “Chính sách kiên định của Chính phủ Ấn Độ là đối xử với ngài Đạt lai Lạt ma như một vị khách danh dự ở Ấn Độ và là nhà lănh đạo tôn giáo đáng kính có nhiều tín đồ tại Ấn Độ. Sinh nhật của Ngài được tổ chức bởi nhiều tín đồ của ngài ở Ấn Độ và nước ngoài.”
Thủ hiến bang Arunachal Pradesh Pema Khandu và Thủ hiến bang Sikkim Prem Singh Tamang cũng chúc mừng Đức Đạt lai Lạt ma vào ngày sinh của ngài. Cả hai bang đều có biên giới giáp với Trung Quốc.
(NDTV - July 8, 2021)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: NDTV
INDONESIA: Indonesia lên kế hoạch cho địa điểm Phật giáo toàn cầu tại chùa Borobudur
Quốc gia Hồi giáo Indonesia đang t́m cách bảo tồn và quảng bá ngôi đền Phật giáo Borobudur thế kỷ 9 huyền bí ở Trung Java trong bối cảnh sự bất khoan dung ngày càng tăng, với hy vọng Borobudur có thể thoát khỏi số phận của những bức tượng Phật Bamiyan của Afghanistan.
Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Yaqut Cholil Qoumas cho biết Borobudur chiếm một vị trí đáng kính trọng đối với Phật tử, và các quan chức đang nghiên cứu phương cách để quảng bá các buổi lễ “vốn có thể được tham dự bởi các Phật tử trên toàn thế giới,” như một phần của kế hoạch tăng cường sự điều độ trong nước .
Điều này xảy ra ba thập kỷ sau khi Borobudur được xếp vào danh sách Di sản Thế giới của Unesco.
“Tiềm năng cho Borobudur là rất lớn… số lượng Phật tử ở Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) là hơn 40%,” Bộ trưởng Yaqut nói. Ông lạc quan rằng ngôi chùa này có thể trở thành một trung tâm thờ phụng quốc tế.
(scmp.com – July 9, 2021)
Chùa Borobudur, Indonesia
Photo: scmp.com
ANH QUỐC: Khung tranh lễ Poson lớn nhất châu Âu được trưng bày tại Trung tâm Phật giáo quốc tế Sri Saddhatissa ở Kingsbury
Như một phần của lễ kỷ niệm Poson (lễ hội kỷ niệm sự xuất hiện của Phật giáo tại Tích Lan vào thế kỷ thứ 3 BC) do Trung tâm Phật giáo Quốc tế Sri Saddhatissa ở Kingsbury tổ chức dưới sự bảo trợ của Trụ tŕ đương nhiệm, Aggamahapandita Ven. Galayaye Piyadassi, khung tranh Poson lớn nhất được dựng lên ở châu Âu đă được trưng bày trong khuôn viên tiền sảnh của chùa này trong một tuần.
Bộ tranh khung lễ Poson này cao 65 feet, mô tả câu chuyện cuộc đời của Tỳ kheo ni Patachara, đă được khánh thành bởi Cao ủy Tích Lan tại London, bà Saroja Sirisena - người đă tham gia lễ kỷ niệm Poson tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế Sri Saddhatissa cùng với các nhân viên của Cao ủy vào ngày 24-6.
Có rất nhiều đám đông đến xem bộ tranh khung Poson trong suốt tuần theo hướng dẫn pḥng chống Covid-19 do chính phủ Anh ban hành.
Các khoản cúng dường do công chúng quyên góp cho ngôi chùa trong lễ kỷ niệm Poson sẽ được chuyển đến phúc lợi của các gia đ́nh kém may mắn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở Tích Lan.
(Tipitaka Network - July 12, 2021)
Khung tranh lễ Poson lớn nhất châu Âu được trưng bày tại Trung tâm Phật giáo quốc tế Sri Saddhatissa ở Kingsbury, London (Anh Quốc)
Photo: tipitaka.net
THÁI LAN: Lễ kỷ niệm Mùa Chay của Phật giáo
Bắt đầu từ 22-7, Lễ hội Nến ở Ubon Ratchathani sẽ được tổ chức để đánh dấu Ngày Khao Phansa, hay ngày đầu tiên của Mùa chay Phật giáo hàng năm – theo dương lịch năm nay rơi vào ngày 25-7 và kéo dài 3 tháng.
Hàng năm, theo truyền thống, các Phật tử làm công đức nhân Ngày Khao Phansa bằng cách cúng dường các vật phẩm mà các nhà sư có thể cần, bao gồm áo cà sa và nến hoặc bóng đèn. Thông thường, các ngôi chùa trên toàn quốc sẽ tổ chức các sự kiện để mọi người làm công đức bằng cách mua một miếng sáp parafin để làm nên những cây nến lớn. Những ngọn nến này sẽ được thắp sáng trong niệm Phật đường trong suốt Mùa Chay.
Mặc dù tập tục làm những ngọn nến lớn là khá phổ biến tại chùa chiền trên khắp đất nước Thái Lan, nhưng sự kiện này lại diễn ra vô cùng hoành tráng ở Ubon Ratchathani, đông bắc Thái Lan.
Nhưng để tránh tụ tập đông người trong bối cảnh đại dịch, các quan chức Ubon Ratchathani đă thông báo hủy bỏ lễ rước nến sáp và triển lăm nến điêu khắc ở công viên Thung Si Muang để tránh tụ tập đông người.
Năm nay, 11 cộng đồng sẽ trưng bày những ngọn nến được chạm khắc trong đền thờ của họ. Chỉ những du khách địa phương mới được phép thăm viếng tại chỗ. Các điệu múa truyền thống sẽ được tŕnh diễn trực tuyến vào ngày 25-7. (Bangkok Post – July 15, 2021)
Nến điêu khắc được tạo tác cho Mùa Chay Phật giáo Thái Lan
Photo: Bangkok Post
Bhutan: Quỹ Bhutan lập tài liệu về 20 Di sản Phật giáo ở huyện Bumthang
Dự án lập tài liệu và bảo tồn các di sản Phật giáo trên vương quốc Bhutan - đang được Quỹ Bhutan tiến hành - đă khảo sát thành công
20 địa điểm ở huyện phía bắc Bumthang. Trong đó một số thuộc niên đại đầu thế kỷ thứ 7 có các mối liên quan đến chư tôn sư Phật giáo và có ư nghĩa đặc biệt về tôn giáo và lịch sử.
“Gần đây, một nhóm 10 chuyên gia, kiến trúc sư và nhà nghiên cứu do kiến trúc sư cấp cao từ Sở Văn hóa dẫn đầu đă đến huyện Bumthang để thực hiện khảo sát địa điểm kỹ lưỡng và kiểm kê các di sản trong huyện,” Quỹ Bhutan giải thích. Dự án hiện bao gồm 54 địa điểm ở 3 huyện, nhằm mục đích phát triển cơ sở dữ liệu các địa điểm di sản như một nguồn tài liệu kỹ thuật số để giúp bảo tồn các địa điểm quư giá này và ghi lại lịch sử của chúng.”
(Buddhistdoor Global – July 16, 2021)
Lập tài liệu để bảo tồn di sản Phật giáo tại Bhutan
Chùa cổ tại Bhutan
Photos: Bhutan Foundation
HÀN QUỐC: Tăng sĩ – Thiền sư nổi tiếng Pomnyun Sunim lên lịch cho Loạt Pháp thoại Truyền h́nh Trực tiếp
Tăng sĩ -Thiền sư nổi tiếng người Hàn Quốc, Thượng tọa Pomnyun Sunim, sẽ tiến hành một loạt Pháp thoại được truyền trực tiếp toàn cầu trong nửa cuối năm 2021, bắt đầu từ ngày 8- 8, với chủ đề “Loạt Pháp thoại Trực tiếp năm 2021 do Thượng tọa Pomnyun Sunim. ”
“Các chủ đề cho buổi Pháp thoại có thể bao gồm từ những mối quan tâm cá nhân đến các vấn đề xă hội.” Nhà tổ chức là Hội Jungto giải thích. “Khi tham gia chương tŕnh, bạn sẽ có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào cho Ven. Pomnyun Sunim hay lắng nghe những cuộc tṛ chuyện giữa ông và những người đặt câu hỏi khác ”.
Là một bậc thầy về Đạo Pháp được kính trọng rộng răi, một tác giả bán chạy nhất và một nhà hoạt động xă hội không mệt mỏi ở quê hương Hàn Quốc, Ven. Pomnyun Sunim đă thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến và dự án dựa trên Phật pháp đang hoạt động trên khắp thế giới. Trong số đó, Hội Jungto - một cộng đồng t́nh nguyện được thành lập dựa trên giáo lư Phật giáo và thể hiện sự b́nh đẳng, sống giản dị và bền vững - chuyên giải quyết các vấn đề xă hội hiện đại vốn dẫn đến đau khổ, bao gồm suy thoái môi trường, nghèo đói và xung đột. Các sự kiện trực tiếp toàn cầu miễn phí này, sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh và phát trực tiếp qua Zoom và YouTube, tổ chức 2 lần mỗi tháng - từ tháng 8 đến tháng 12-2021.
(Buddhistdoor Global – HOME: July 16, 2021)
Thượng tọa Pomnyun Sunim
Photo: Buddhistdoor
AFGHANISTAN: Di tích Kỷ nguyên Phật giáo được phát hiện tại khu vực Shewaki của Kabul
Các nhà khảo cổ học đă phát hiện ra những di tích mới có từ thời Phật giáo tại khu vực Shewaki ở phía đông thành phố Kabul.
Tám bảo tháp Phật giáo nhỏ cùng với các pháo đài, tường thành và 176 cổ vật khác đă được t́m thấy ở Shewaki.
Theo các nhà khảo cổ học, những di tích cổ từ thời Phật giáo được t́m thấy ở Kabul, Jalalabad và Laghman cho thấy những khu vực này từng là một phần của nền văn minh Gandhara.
Gandhara là trung tâm chính của nền văn minh Phật giáo trong 1,000 năm, từ đó Phật giáo được truyền bá đến Trung Hoa, Hàn Quốc, Tích Lan và Trung Á.
Noor Aqa Noori, người đứng đầu khoa khảo cổ của Bộ Thông tin và Văn hóa phát biểu: “Phật giáo đă tồn tại ở Afghanistan trong 1,000 năm.”
Gần đây, Bộ Thông tin và Văn hóa đă bao gồm di tích lịch sử Shewaki vào khu vực văn hóa. Khu vực này dự kiến sẽ chuyển thành một trung tâm chính cho du khách trong những năm tới.
(Big News Network – July 17, 2021)
Di tích Kỷ nguyên Phật giáo được phát hiện tại Shewaki, Afghanistan
Photo: big News Network
INDONESIA: Borobudur, ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Indonesia đóng cửa do virus tăng đột biến
Một quan chức cho biết ngôi đền lịch sử Borobudur ở tỉnh Trung Java của Indonesia đă tạm thời đóng cửa từ ngày 29-6-2021 trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt.
Jamaludin Mawardi, quyền tổng giám đốc của đền Borobudur, cho biết đă đóng cửa ngôi đền này sau khi nhiếp chính thành phố Magelang ở tỉnh Trung Java tuyên bố Borobudur là một vùng đỏ.
Ông Mawardi cho biết: “Việc đóng cửa này là để hỗ trợ sự thực hiện Áp đặt các Hạn chế đối với các Hoạt động Cộng đồng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, đặc biệt là ở chính quyền Magelang,” ông Mawardi cho biết thêm rằng việc đóng cửa Borobudur sẽ tiếp tục cho đến khi t́nh trạng nguy cơ đại dịch của nó được cải thiện.
Ông cho biết ban quản lư sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bao gồm duy tŕ vệ sinh môi trường và phun thuốc khử trùng.
(NewsNow – July 20, 2021)
Công nhân làm vệ sinh môi trường tại đền Borobudur, Indonesia
Photo: NewsNow
NA UY: Lễ khánh thành Tịnh xá Phật giáo Tích Lan mới được thành lập ở Hurdal
Tịnh xá Phật giáo Tích Lan mới được thành lập ở thành phố Hurdal, Na Uy đă mở cửa vào ngày 3-7-2021.
Tịnh xá Phật giáo Oslo được thành lập vào năm 2011 bởi hiệp hội Phật giáo Tisarana Tích Lan với sự hỗ trợ của Liên đoàn Phật giáo Na Uy. Sư trưởng của Tịnh xá Phật giáo Oslo là Thượng tọa Marathugoda Manirathana Thero và Thượng tọa Unapane Pemananda Thero là nhà lănh đạo tôn giáo và tinh thần.
Tịnh xá Phật giáo Tích Lan ở Oslo đă chuyển đến một địa điểm mới tại một khu đất rộng ba mẫu Anh với một khu phức hợp xây dựng lớn ở thành phố Hurdal với mong muốn lớn hơn nữa là phục vụ người dân Na Uy. Tịnh xá mới thành lập này được khánh thành theo truyền thống Phật giáo. Chủ đề chính của buổi lễ khai mạc là sự hợp nhất và đối thoại giữa các tôn giáo.
(news.lk July 22, 2021)
Lễ khánh thành Tịnh xá Phật giáo Tích Lan ở Hurdal, Na Uy
Photo: news.lk
ẤN ĐỘ: “Thế giới cần Phật lực dưới dạng t́nh thương để chiến thắng các lực lượng bạo lực”, Tổng thống Kovind
New Delhi, Ấn Độ - Tổng thống Ram Nath Kovind vào ngày 24- 7 đă mở rộng lời chúc mừng nhân dịp lễ Guru Purnima -lễ kỷ niệm ngày pháp giảng đầu tiên của Đức Phật tại Lộc Uyển/Sarnath (bang Uttar Pradesh, Ấn Độ).
Ông nói, “Thế giới cần sức mạnh của Đức Phật dưới h́nh thức yêu thương, từ bi, bất bạo động và hàn gắn để chiến thắng các thế lực bạo lực, xung đột và nghèo đói.”
Ông nói, “Tôi tin rằng sức hấp dẫn của Phật giáo vượt xa hơn gần 550 triệu tín đồ chính thức xuất gia của tín ngưỡng này. Những người thuộc các tín ngưỡng khác, và ngay cả những người hoài nghi và vô thần cũng cảm thấy bị thu hút bởi những lời dạy của Đức Phật. Sự hấp dẫn phổ biến và vĩnh cửu này của thuyết Phật giáo là do nó có những câu trả lời hợp lư, đúng đắn và đơn giản cho những vấn đề cơ bản mà con người phải đối mặt ở mọi thời điểm và địa điểm, ”
Tổng thống Kovind nói, “Sự bảo đảm của Đức Phật về việc chấm dứt đau khổ, sự nhấn mạnh của Ngài về ḷng từ bi và bất bạo động phổ quát - như một thông điệp để theo đuổi đạo đức và điều độ trong mọi khía cạnh của cuộc sống - đă truyền cảm hứng cho vô số người trong suốt 2600 năm qua kể từ bài giảng đầu tiên của ngài tại Lộc Uyển vào chính ngày này. ”
(ANI – July 24, 2021)
Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind
Photo: Outlook
HÀN QUỐC: Liên hoan phim Phật giáo đầu tiên của Hàn Quốc được tổ chức vào tháng 8-2021
Liên hoan phim Phật giáo Quốc tế Một Thế giới Một Bông hoa lần thứ nhất (Oibff) sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 30- 8 tại rạp chiếu phim Daehan ở Chungmuro, trung tâm Seoul.
Oibff là liên hoan phim đầu tiên ở Hàn Quốc giới thiệu những bộ phim liên quan đến Phật giáo, do trường đại học Dongguk về sản xuất phim và video tổ chức.
Liên hoan sẽ chiếu 62 bộ phim từ 15 quốc gia trong 4 phần không- tranh- giải, mang tên các loài hoa - Hoa sen, Tử đinh hương, Hoa trà, Hoa thủy tiên, và một cuộc triển lăm đặc biệt có tên là “Tập trung vào Miến Điện,” dành riêng cho những người Miến Điện đấu tranh cho dân chủ.
Thiết kế của poster chính thức của liên hoan phim này bao gồm các yếu tố Phật giáo như hoa sen và mạn đà la - một biểu tượng nghi lễ đại diện cho vũ trụ.
Đại học Dongguk hứa sẽ tổ chức liên hoan theo những hạn chế về giăn cách xă hội hiện nay.
(koreajoongangdaily.joins.com – July 24, 2021)
Poster ‘Liên hoan phim Phật giáo Quốc tế Một Thế giới Một Bông hoa’ lần thứ nhất (Oibff)
Photo: OIBFF
VƯƠNG QUỐC ANH: Đức Đạt lai Lạt ma giúp kỷ niệm 10 năm Hành động v́ Hạnh phúc với sự kiện trực tuyến
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ là một trong những khách mời tham dự sự kiện kỷ niệm 10 năm cho tổ chức từ thiện Hành động v́ Hạnh phúc có trụ sở tại Vương quốc Anh.
Có các chi hội ở Úc, Cộng ḥa Séc, Đức và Ư, tổ chức này sẽ kỷ niệm một thập kỷ phục vụ vào ngày 28 tháng 7 với một sự kiện trực tuyến.
Cùng với Đức Đạt lai Lạt ma, người bảo trợ Hành động v́ Hạnh phúc, các khách mời sẽ bao gồm người đồng sáng lập Hành động v́ Hạnh phúc, Giáo sư Richard Layard, và Andy Puddicombe, người sáng lập ứng dụng thiền định nổi tiếng Headspace.
Được thành lập vào năm 2010, tổ chức Hành động v́ Hạnh phúc hoạt động nhằm tạo ra một liên minh toàn cầu gồm những người làm việc để tăng cường hạnh phúc và chăm sóc cho tất cả mọi người. Ch́a khóa cho triết lư của họ là chuyển biến các cá nhân và xă hội khỏi những động cơ thúc đẩy bản thân và hướng tới sự quan tâm nhiều hơn đến người khác. Tổ chức này thu hút sự tham gia của các nhà lănh đạo tinh thần cũng như các nhà tâm lư học, nhà giáo dục, nhà kinh tế và doanh nhân xă hội trên thế giới để phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu này.
(Buddhistdoor Global – July 22, 2021)
Poster ‘Đức Đạt lai Lạt ma và bạn bè - kỷ niệm 10 năm Hành động v́ Hạnh phúc’
Photo: actionforhappiness.org
NHẬT BẢN: Những chiếc đèn lồng giấy khổng lồ là một điểm thu hút rất lớn ở Tokyo (Tin ảnh)
Asakusa ở thành phố Taito là khu vực lâu đời nhất của Tokyo, và khách du lịch tụ tập để tham quan những đền chùa Phật giáo ấn tượng và những chiếc đèn lồng đỏ khổng lồ nổi tiếng của khu vực này.
Những chiếc đèn lồng được làm hoàn toàn bằng giấy, nhưng mỗi chiếc nặng đến vài tấn (hoặc khoảng 7,000 pound). Dưới mỗi chiếc đèn lồng, người ta tạo dáng để chụp ảnh hoặc cố gắng chạm vào đèn để cầu may.
Hướng dẫn viên du lịch Masaharu giải thích rằng mọi người nhận được sự may mắn từ chiếc đèn lồng giấy bằng cách tạo dáng như thể họ đang bảo vệ nó vậy.
Đó là một truyền thống ở Tokyo vốn đă tồn tại qua nhiều thế kỷ và Thế Chiến thứ II, khi gần một nửa Asakusa bị phá hủy bởi các vụ đánh bom.
Kể từ đó, khu vực này đă được xây dựng lại, và những chiếc đèn lồng nặng 3 tấn ấy vẫn sáng rực rỡ như ngày nào và là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong bất kỳ chuyến du lịch nào đến Tokyo.
(Tipitaka Network - July 27, 2021)
Photos: 9news