TIẾNG HÁT CỦA D̉NG SÔNG

 

Huệ Trân

 

 

      Có ai thực sự  nghe thấy tiếng hát của ḍng sông? Có ai thực sự biết âm điệu của ḍng sông như thế nào? Trầm hay bổng? Nhanh hay chậm? Vui hay buồn? …

      Không ai có thể xác nhận chắc chắn, nhưng cũng không thể phủ nhận là tiếng hát ấy có thật. Tiếng hát của mọi ḍng sông đều thầm lặng, nhưng có thật, v́ tiếng hát đó chính là sự hiện hữu của những nguồn nước tạo ra ḍng sông, để ta thấy sông là biểu hiện bi tráng của sự luân lưu không bến bờ, không ngưng nghỉ.

      “Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt

      Tân niên hoa phát cố niên hoa” (*)

      Xin tạm dịch:

      Trăng đêm qua vẫn sáng

      Trong ánh trăng đêm nay

      Trong nhụy tàn năm cũ

      C̣n ngát hoa năm này.

 

      Trở lại Phật Học Viện Quốc Tế tham dự An Cư Kiết Hạ, mùa hè 2011, tôi cảm nhận rơ những tiếp nối nhiệm mầu như thế. Cái này luôn c̣n trong cái kia. Cái này luôn có mặt v́ cái kia có mặt. Trong sinh tuy sẵn mầm diệt, trong hợp tuy sẵn mầm tan, nhưng sinh diệt, hợp tan đó, theo lư duyên sinh mà thành bất sinh bất diệt. Chiếc lá vàng rơi xuống tưởng như là lá chết, là hết! nhưng lá có thực chết đâu, lá ḥa vào đất rồi đất lại nuôi cây đấy chứ! 

Quán chiếu như thế để thấy được ta là tiếp nối của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những tiếp nối không bao giờ dừng đó sẽ xóa mờ ranh giới sinh diệt.

Chúng tôi về trường hạ, trước ngày khai hạ một ngày, và được dự Lễ Tiểu Tường cố Ḥa Thượng thượng Trí hạ Chơn, vị thầy có biệt danh là Ḥa Thượng Xe Bus v́ ngay từ những ngày đầu phiêu bạt nơi xứ người, Ngài đă đeo túi vải lên vai, trực chỉ những tuyến xe Bus gần, xa để tới bất cứ nơi nào có tiếng mời gọi của Phật tử đồng hương cầu pháp. Ngay những phút cuối nơi cơi ta bà này, mối quan tâm của Ngài vẫn là hoằng pháp. Chính tại trường hạ này, pḥng ốc nơi Ngài lưu trú khi dừng chân miền Nam Cali c̣n đây, tiếng Ngài sang sảng ban pháp như c̣n đó, thân giáo gầy guộc nhưng cứng cỏi đang hiển lộ rất rơ qua tiếng tán tụng của Ḥa Thượng Thích Thắng Hoan, qua dáng nghiêm túc của Ḥa Thượng Nguyên Siêu khi tiến phạn, dâng trà, qua sự linh hoạt đầy kinh nghiệm của Thượng Tọa Thích Nhật Trí, qua niềm vui rạng rỡ của 146 Chư Tôn Túc Tăng Ni khắp năm châu đang vân tập về trường hạ,v. v… để cùng nhau thúc liễm thân tâm, trao đổi tu học, như lời Phật dạy năm xưa.

Rơ ràng là cố Ḥa Thượng thượng Trí hạ Chơn vẫn c̣n đây, như bao năm nay, Ngài chưa từng vắng mặt tại các trường hạ, và luôn là biểu tượng của sự mẫn ái, từ bi, tận tụy.

Suốt ḍng lịch sử Đạo pháp, bao vị Bồ Tát đă đến, tưởng đă đi, nhưng thực vẫn c̣n đó, v́ các Ngài đang hiển lộ qua những tiếp nối. Bao suối chảy về sông, rồi bao sông chảy về biển, nơi chỉ c̣n chung một vị mặn.

Từ sáng sớm ngày 20 tháng 6 năm 2011, Chư Tôn Đức khắp năm châu đă vân tập về Phật Học Viện Quốc Tế, nơi từng đảm nhận nhiều khóa Hạ, theo đúng tâm nguyện của cố Ḥa Thượng thượng Đức hạ Niệm, là đây phải là nơi tu học, nơi phát huy giáo pháp.

Năm nay, khi nhận trọng trách lo trường hạ, Thượng Tọa Giám Viện Thích Minh Chí chỉ c̣n một ḿnh ở viện, v́ Thầy đă từ bi cho huynh đệ và đệ tử đi tu học nơi xa. Nhưng Thượng Tọa vẫn vững tin nơi sự hộ tŕ của Long Thần Hộ Pháp mà nhận trọng trách. Tấm ḷng vị pháp đó làm sao mà không được đáp ứng để hôm nay, khuôn viên trường hạ rợp y vàng, mọi ngả đường dẫn về đây tiếp tục rợp áo tràng lam Phật tử.

Ngay buổi tối khai hạ, buổi họp Cung An Chức Sự đă hoàn thành nhanh chóng và tốt đẹp với thành phần Chư Tôn Đức:

H.T. Thích Thắng Hoan, ngôi vị Thiền Chủ

H.T. Thích Tín Nghĩa, ngôi vị Phó Thiền Chủ

H.T. Thích Thái Siêu, ngôi vị Tuyên Luật Sư

H.T. Thích Phước Thuận, ngôi vị Sám Chủ

H.T. Thích Nguyên An, ngôi vị Giáo Thọ

H.T. Thích Nguyên Siêu, ngôi vị phụ tá Giáo Thọ

T.T. Thích Nhật Huệ, ngôi vị Thư Kư

T.T. Thich Nhật Trí, ngôi vị Xướng ngôn viên

H.T. Thích Thông Hải, ngôi vị Quản Chúng Tăng

T.T. Thích Đồng Trí, ngôi vị Phó Quản Chúng Tăng

Ni sư Thích nữ Minh Huệ, ngôi vị Quản Chúng Ni Xá 2

Ni sư Thích nữ Diệu Tánh, ngôi vị Quản Chúng Ni Xá 1

Ni sư Thích nữ Quảng Tịnh, ngôi vị Phó Quản Chúng Ni xá 1

Nh́n vào bảng Cung An Chức Sự để thấy sự tận tụy và bền bỉ của bao vị Ḥa Thượng tuổi đă cao, sức đă yếu, nhưng những ḍng sông ấy vẫn cuồn cuộn chảy, cho bao con suối nương theo để cùng ra Biển Tuệ.

Trên bục giảng, ngay trong buổi học đầu, vào buổi sáng với đề tài “Giá trị nhận thức theo Phật giáo” ,Ḥa Thượng Thích Thắng Hoan mới dẫn nhập đôi lời, tưởng như đă như thấm mệt! Ấy thế mà, khi chính thức đi vào nội dung, giọng Ngài sang sảng, rơ ràng, như âm thanh đại hồng chung. Vị cha già trên 80 niên kỷ đó đă nhanh chóng tạo được không khí sôi nổi trong lớp học với hơn 100 tăng ni đủ mọi lứa tuổi. Là tác gỉa nhiều cuốn Duy Thức Học, Ḥa Thượng đă dùng sự liên hệ giữa căn, trần, thức, qua lăng kính Duy Thức để nhắc nhở về trách nhiệm của những nhà truyền giáo khi Phật giáo không c̣n nằm trong phạm vi h́nh chữ S, mà Phật Giáo Việt Nam đang trải rộng khắp năm châu. Chính “phương tiện hóa” khéo léo này đă mang nét trí tuệ đặc thù tạo cho toàn thể học viện bao nhiêu thích thú!

Buổi học tối th́ lại mang một h́nh thái khác, với giảng sư, Ḥa Thượng Thích Thái Siêu, qua đề tài “ Kinh Thanh Tịnh trong Trường A Hàm” Đây chắc chắn phải là sự sắp xếp từ bi của các ngài, để chúng tăng có được pháp thực sung măn. Nh́n Ḥa Thượng “múa bút” mực đen trên nền bảng trắng với những nét thảo Hán tự như rồng múa phượng bay, học viên nào mà không trầm trồ thán phục!

Mới chỉ một ngày trôi qua, không gian trường hạ tại Phật Học Viện Quốc Tế đă thể hiện tinh thần “Nhất tức thị đa. Đa tức thị nhất”, qua h́nh ảnh hơn 100 Chư Tôn Đức Tăng Ni tọa thiền, công phu sáng với âm thanh Thủ Lăng Nghiêm trầm hùng, với Ban Trai Soạn đông đảo Phật tử nhiệt tâm, hoan hỷ, với giờ thọ trai trang nghiêm, với bước kinh hành niệm Phật an lạc, vững chăi, với công phu chiều thành tâm Thủy Sám, tha thiết Mông Sơn… tất cả muôn mầu muôn sắc đó đang chỉ cùng nhau tuân lời Phật dạy. Dù hoàn cảnh, môi trường, đă khác xưa, nhưng tinh túy tinh thần An Cư Kiết Hạ Đức Phật chế khi xưa vẫn được hàng hậu học tùy phương tiện mà ǵn giữ.

Trường hạ tại Phật Học Viện Quốc Tế chỉ mới bắt đầu nhưng hương-gió-đức đă lan tỏa rất cao rất xa, khiến không chỉ đồng hương Phật tử Việt Nam t́m về, mà dân chúng địa phương cũng đến thăm không ít.

Điều ǵ khiến những người chưa đủ cơ duyên biết về Đạo Phật mà cũng hoan hỷ bước vào cổng chùa, trang nghiêm quỳ xuống trước tôn tượng, lạy Phật thành kính?

Có phải, hữu tướng từ thân giáo đoàn trưởng tử Như Lai nơi đây đang thầm lặng hiển lộ sự nhiệm mầu vô tướng của ḍng sông giải thoát. Và tiếng hát từ ḍng sông ấy đă, đang, và sẽ là bản ḥa tấu bất tận.

Ḍng sông ấy vô tướng. Tiếng hát ấy vô thanh nhưng vẫn tiếp tục có mặt với chúng sanh suốt hơn hai ngàn thế kỷ.

 

Huệ Trân

(Ngày khai hạ, trường hạ tại Phật Học Viện Quốc Tế)

 

 

---------------------------

 

(*) Tuệ Trung Thượng Sĩ.         

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/02/11