ĐỌC BÀI THƠ NGÔN HOÀI

của KHÔNG LỘ THIỀN SƯ

 Lam Nguyên

 

 

Thiền sư Không Lộ (? -1119) họ Dương, chưa rơ tên thật, người hương Hải Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định), tổ tiên vốn làm nghề chài lưới. Đến đời ông, bỏ nghề đi tu, trở thành thế hệ thứ 9, ḍng Thiền Quan Bích. Ông cùng Thiền sư Giác Hải đi nhiều nơi, sau dừng chân lại chùa Hà Trạch, chuyên tu tập Mật-tông và Thiền-tông. Theo dư luận trong dân gian th́ Ngài Không Lộ có luyện được nhiều phép thần thông. Sau ông về quê, lập chùa Nghiêm Quang và tiếp nhận môn đồ. Cuộc sống của Ngài giản dị, điềm đạm, không màng danh lợi. Niên hiệu Hội Tường Đại Khánh đời Lư Nhân Tông thứ 10 th́ Sư viên tịch, môn đồ thu xá lợi thờ tại chùa Nghiêm Quang. Và chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang (1167) nguyên ở hữu ngạn sông Hồng nhưng v́ băo lụt hủy hoại nên năm 1630 Chư Tăng và Phật tử cũng như nhân dân đă dựng lại chùa ở tả ngạn sông Hồng ở tỉnh Thái B́nh, tục gọi là Chùa Keo dưới.

Trong lịch sử văn học th́ Không Lộ là một nhà thơ Thiền tiêu biểu của thời nhà Lư. Ngài đă để lại hai bài Kệ hay bài thơ Thiền rất xuất sắc trên nhiều mặt. Hai bài thơ đó là Ngư Nhàn 漁 閒và Ngôn Hoài 言懷mà hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bài Ngôn Hoài 言 懷 như sau:

Ngôn Hoài  言 懷

Trạch đắc long xà địa khả cư, 擇 得 龍 蛇 地 可 居

Dă t́nh chung nhật lạc vô dư. 野 情 終 日 樂 無 餘

Hữu thời trực thướng cô phong đính, 有 時 直 上 孤 峯 頂

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư. 長 啸 一 聲 寒 太 虛

Lam Nguyên phỏng dịch thơ:

Tỏ Nỗi Ḷng

Chọn được đất lành ở thảnh thơi,

Ḷng quê vui sướng trọn ngày thôi!

Có khi lên thẳng đầu non thẳm,

Cười lớn âm vang lạnh cả trời!

Chúng tôi dịch câu “Trường khiếu nhất thanh” là “Cười lớn âm vang” để nói lên cái cười đốn ngộ của Ngài Không Lộ Thiền Sư!Đây là biểu lộ của “cái cười” Thiền học! Ta có thể nói đây không phải là vấn đề “chữ nghĩa” mà là “tư tưởng”!

Lần đầu tiên chúng tôi gặp bài thơ này trong tập Văn Học Thời Lư của Ngô Tất Tố nhưng sau lại biết được bài Ngôn Hoài được giới thiệu lần đầu tiên trong Thiền Uyển Tập Anh, đến Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích cũng như trong Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1942.

Bây giờ chúng ta sẽ lần lượT đi vào tác phẩm Ngôn Hoài của Ngài Không Lộ. Chúng ta biết rằng muốn t́m hiểu giá trị, ư nghĩa của bất cứ tác phẩm văn học nào của Phật giáo th́ điều quan trọng là chúng ta phải biết tác phẩm ấy thể hiện tư tưởng và triết lư như thế nào! Nếu chúng ta quay ngược thời gian sẽ thấy bài Ngôn Hoài mang nét đặc trưng trong nền văn hóa Phật giáo thời Lư, Trần; biểu hiện cả khẩu khí và âm hưởng rất đặc trưng. Câu đầu “Trạch đắc long xà địa khả cư”, có một số nhà nghiên cứu văn học cho câu thơ này nói về “phong thủy” nhưng theo thiển ư của chúng tôi th́ câu thơ này c̣n mang một nghĩa rất quan trọng là đă t́m được “chân lư của Đạo Phật”! Bởi v́ Đạo Phật là chủ động, tự tại chứ không câu nệ về hoàn cảnh. Và ta có thể nói là mảnh đất “long xà hỗn tạp, phàm thánh đồng cư”. Tác phẩm văn học Phật giáo có giá trị là do trong cách lư giải, cách hiểu, cách phân tích khắc hoạch khác nhau. Đến câu thứ hai “Dă t́nh chung nhật lạc vô dư”, hai chữ “dă t́nh” nguyên nghĩa là “t́nh quê” nhưng sau mặt chữ chúng ta có thể hiểu “t́nh chân thật hồn nhiên” mà hồn nhiên là Đạo theo cách nói của Lăo Trang; c̣n chữ “chung nhật” là “trọn ngày” đây biểu thị “nắm bắt thời gian” nghĩa là đạt thời gian thuộc về ḿnh rồi. Cho nên mới “lạc vô dư” được, có nghĩa là vui trọn vẹn không thừa, không thiếu! Thiền Sư Không Lộ đă quen với lối sống “sài môn mao ốc” (lều tranh cửa liếp). Nhà Sư có lúc lên thẳng đỉnh núi thẳm “Hữu thời trực thướng cô phong đính”, câu này nhà Sư đă khẳng định một phương pháp tu hành, tin vào khả năng của chính ḿnh, có phải ư Sư viết câu “cô phong đính” chỉ trung tâm của tạo hóa đă nói lên cái nguyên thủy của Đạo Phật! Khi đă giác ngộ th́ Thiền Sư Không Lộ đă “Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư” mà chúng tôi tạm dịch “Cười lớn âm vang lạnh cả trời”.

Thiền Sư Không Lộ đă giữ được tinh thần Thiền học của ḍng Tào Khê do Thiền Sư Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam ở thế kỷ thứ 9 với chủ trương “bản lai vô nhất vật” phủ định cà Sắc lẫn Không, cả Tâm lẫn Vật… bởi v́ tất cả đều có một sự đồng nhất chung là Phật tính hay là tự tánh Bồ Đề hoặc Bản Lai Diện Mục! Mà có thể lấy bài Kệ của Ngài Lục Tổ Huệ Năng để thấu suốt hơn “Bồ Đề bổn vô thụ 菩 提 本 無 樹, Minh kính diệc phi đài 明 鏡 亦 非 臺 Bổn lai vô nhất vật 本 來 無 一 物, Hà xứ nhạ trần ai 何 處 惹 塵 埃”(Bồ Đề vốn chẳng cây, Gương sáng cũng chẳng đài. Xưa nay không một vật, Nơi nào dính bụi trần?”.

Seattle, ngày Xuân mới…!

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 02/09/11