TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 12.2016

Diệu Âm lược dịch

 

 

 

ẤN ĐỘ: T́m thấy các phù điêu Phật giáo thế kỷ thứ nhất tại ḷng sông Gundlakamma

 

Vijayawada, Ấn Độ - Hai phù điêu Phật giáo mô tả sự thờ phụng Dharma Chakra đă được t́m thấy tại ḷng sông Gundlakamma vào ngày 24-11-2016 tại làng Vennampalli ở khu Tripurantakam, huyện Prakasam.

Các phù điêu này được làm bằng đá vôi Palnadu đại diện cho giai đoạn trưởng thành của nghệ thuật Amaravati, và có niên đại từ thế kỷ thứ nhất – khi khu vực này được cai trị bởi các Satavahana, Tiến sĩ Muniratnam Reddy của Viện Khảo cổ Ấn Độ và Tiến sĩ E Sivanagi Reddy,Chuyên gia Phật giáo và là Giám đốc điều hành Trung tâm Văn hóa Vijayawada&  Amaravati cho biết.

Họ nói rằng các phù điêu này thuộc về bảo tháp Phật giáo nằm trên đồi Singarakonda ở làng Chandavaram và được dùng để bao bọc phần gạch xây bảo tháp. Họ kêu gọi Cục Khảo cổ &Bảo tàng chuyển các phù điêu đến Bảo tàng Chandavaram để tạm thời lưu giữ cho an toàn và trưng bày cho phù hợp.

(tipitaka.net – December 2, 2016)

 

The Buddhist panels discovered on the bed of the River  Gundlikamma in Prakasam district on Saturday

Các phù điêu Phật giáo thế kỷ thứ nhất được t́m thấy tại ḷng sông Gundlakamma (Ấn Độ)

Photo: The Hans India

 

 

AFGHANISTAN: Cuộc tranh luận về việc liệu có cần xây lại các tượng Đại Phật Bamiyan

 

Các chuyên gia sẽ hội kiến để thảo luận về việc có nên phục hồi 2 pho tượng Đại Phật bị Taliban phá hủy tại Afghanistan vào năm 2001 hay không.

Các tượng cổ khổng lồ này đă được tạc vào các vách đá của Thung lũng Bamiyan và tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Bây giờ, các chuyên gia và các nhà phục chế đang xem xét liệu các di tích đồ sộ nói trên có thể được phục chế, hoặc có nên bảo tồn những ǵ c̣n sót lai của di tích đổ nát này và để nó nguyên trạng như hiện nay.

Các chuyên gia chủ yếu là người Afghan, Đức, Nhật và Pháp đang làm việc tại Thung lũng Bamiyan sẽ hội kiến tại thành phố Munich (Đức) trong 2 ngày trong khi họ thảo luận về những lựa chọn có được là ǵ.

Họ nói vấn đề về cộng đồng địa phương cũng quan trọng như vấn đề về việc bảo tồn một Di sản Thế giới UNESCO.

(tipitaka.net – December 5, 2016)  

 

The Buddhas (large one pictured) had been in place for 1,800 years

The forlorn cave where the large Buddha stood until August 2002

Tượng Đại Phật Bamiyan (Afghanistan) từng tồn tại trong 1,800 năm (ảnh trên)

Hốc núi trống sau khi tượng Đại Phật bị Taliban phá hủy vào năm 2001 (ảnh dưới)

Photos: ANI

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ Tụng niệm 10-ngày Tam Tạng Kinh Quốc tế lần thứ 12

 

Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar – Ngày 5-12-2016 hàng ngàn tu sĩ và tín đồ Phật giáo đă đến chùa Đại Giác để tham dự nghi thức  tụng niệm Kinh Tam Tạng Quốc tế.

Sự kiện 10-ngày lần thứ 12 này bắt đầu vào ngày 2-12 và sẽ kết thúc vào ngày 12-12.

Trong trang phục truyền thống, đông đảo tu sĩ và tín đồ đến từ gần 15 quốc gia đă viếng chùa Đại Giác và hát những bài đạo ca cho ḥa b́nh thế giới.

Trong buổi lễ, chư tăng tụng lời Phật dạy dưới cây Bồ Đề linh thiêng.

Kinh Phật  mô tả Bồ Đề Đạo Tràng là “rốn của Trái Đất”, nơi hàng năm những người hành hương và du khách từ Tích Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và toàn vùng Đông Nam Á đến viếng nơi linh thiêng nhất của các đền chùa Phật giáo này.

(ANI – December 5, 2016)

 

thousands-of-monks-attend-10-day-global-buddhist-ritual-in-bodh-gaya

Các tu sĩ Phật giáo tụng niệm tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ)

Photo: ANI

 

 

NEPAL: Trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni giới thiệu các khóa học mới

 

Kathmandu, Nepal – Trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni đă bắt đầu các khóa học văn bằng cử nhân về Khảo cổ học và các khóa Thạc sĩ về Bảo tàng học.

Sinh viên tốt nghiệp bất cứ môn học nào có thể đủ điều kiện để theo học khóa học một năm về Khảo cổ học. Khóa này dành cho ‘bằng tốt nghiệp sau đại học’ đạt đủ 500 điểm .

Bhadra Ratna Bajracharya, Trưởng khoa của trường, cho biết các sinh viên tốt nghiệp ở bất cứ môn học nào đều có thể tham gia khóa Thạc sĩ về Bảo tàng học. Khóa học cho sinh viên đủ 2,000 điểm sẽ được dạy trong 2 năm.

Vị Trưởng khoa cho biết các môn học mới này đă được giới thiệu với mục đích đào tạo các nguồn nhân lực có khả năng trong cả nước.

(The Himalayan Times – December 6, 2016)

 

 

Lumbini Buddhist University. File Photo

Trường Đại học  Phật giáo Lâm T́ Ni (Nepal)

Photo: The Himalayan Times

 

 

HÀN QUỐC: Bức tranh Phật giáo “Obuldo” bị đánh cắp được trả lại cho Hàn Quốc

 

Bức tranh “Obuldo’’ của chùa Songkwang bị đánh cắp sẽ trở về với Hàn Quốc vào ngày 8-12-2016.

“Gần đây chúng tôi đă nhận bức Obuldo vốn được giữ tại Bảo tàng Porland ở Hoa Kỳ. Tranh sẽ trở về Hàn Quốc qua Phi trường Quốc tế Icheon vào sáng mai,” Cục Di sản Văn hóa và Tông phái Phật giáo Tào Khê của Hàn Quốc cho biết.

Tranh Obuldo sẽ được lưu giữ tại Bảo tàng Phật giáo Trung ương, sau đó chuyển về bản tự Songkwang. Tranh rộng 117 cm và cao 157 cm, được vẽ vào năm 1725.

Vào đầu thập niên 1970 Robert Matielli, người Mỹ, đă mua tranh này từ một người môi giới đồ cổ tại Seoul và tặng nó cho Bảo tàng Nghệ thuật Portland ở Maine vào năm 2014.

Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia Hàn Quốc đă phát hiện sự hiện hữu của bức Obuldo bị đánh cắp. Sau đó, Cục Di sản Văn hóa và Tông phái Tào Khê Hàn Quốc đă thuyết phục chủ nhân của bảo tàng về việc trả lại bức tranh, và cuối cùng họ đă đồng ư.

(donga.com – December 7, 2016)

 

Stolen Buddhist painting to be returned to Korea

 

 

CANADA: Đại học Toronto ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo

 

Đại học Toronto đă ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tọa lạc trong khuôn viên khu đại học St. George của trường. Được cấp vốn bởi Quỹ Gia đ́nh Robert H.N. Ho Hong Kong, trung tâm sẽ cung cấp cơ sở trí tuệ cho đội ngũ chuyên gia lớn nhất về nghiên cứu Phật giáo tại Canada.

Đại học Toronto sẽ tham gia một mạng lưới toàn cầu ưu tú của các sáng kiến nghiên cứu Phật giáo vốn đă nhận được tài trợ từ Quỹ Gia đ́nh Robert H.N. Ho, bao gồm các sáng kiến tại Học viện Nghệ thuật Courtauld ở Anh, Đại học Columbia ở Canada, và các trường Đại học Harvard và Stanford ở Hoa Kỳ.

Việc cấp vốn này sẽ tài trợ cho đào tạo học tập, nghiên cứu hợp tác với sinh viên tốt nghiệp và sau đạị học, cũng như cho một chương tŕnh của các sự kiện kết nối sự t́m hiểu của các học giả và công chúng để làm sâu sắc thêm kiến thức của họ về sự đa dạng của các truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.

(Buddhistdoor Global – December 8, 2016)

 

Trường Đại học Toronto, Canada

Photo: thesfedu.com

 

 

ẤN ĐỘ: Chuyến thăm lịch sử của Đức Karmapa 17 đến bang Arunachal Pradesh

 

Đức Karmapa 17 gần đây đă hoàn thành một chuyến thăm 5-ngày lịch sử đến bang Arunachal Pradesh ở bắc Ấn Độ. Ngài đă giảng pháp và chúc phúc cho hàng ngàn tu sĩ và tín đồ Phật giáo sống ở vùng Hi Mă Lạp Sơn xa xôi này, mà trong số họ có nhiều người đă vượt những quăng đường dài để tham dự sự kiện.

Cư dân địa phương và các quan chức bang đă nồng nhiệt chào đón Đức Karmapa, và cố vấn Bộ nội vụ Amitabh Mathur đă tháp tùng ngài đến Phi trường Guwahati, nơi thống đốc Pema Khandu của bang Arunachal Pradesh tiếp đón ngài.

Lịch tŕnh của Đức Karrmapa, từ ngày 28-11 đến 2-12, bao gồm một cuộc tham quan Quận Tây Kameng và các cuộc viếng thăm hơn 20 tu viện và các di tích Phật giáo khác, trong số đó có Tu viện Tawang được thành lập vào thế kỷ 17, là tu viện Phật giáo lớn nhất tại Ấn Độ và lớn thứ nh́ thế giới sau Cung điện Potala ở Lhasa (Tây Tạng).

(Buddhistdoor Global – December 8, 2016)

 

Đức Karrmapa thăm và giảng pháp tại bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Photos: kagyuoffice.org

 

 

HÀN QUỐC: Bộ Văn hóa và Tông phái Tào Khê quảng bá Phật giáo tại hải ngoại

 

Tông phái Phật giáo Hàn Quốc Tào Khê đă chung tay với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tăng cường quảng bá Phật giáo Hàn Quốc tại hải ngoại.

Hai bên sẽ kết hợp các nguồn nhân lực và vật lực để mở rộng giao lưu văn hóa liên quan đến Phật giáo, như truyền bá nội dung văn hóa Phật giáo truyền thống tại hải ngoại và mời các chức sắc nước ngoài đến Hàn Quốc để trải nghiệm Phật giáo Hàn Quốc.

Bộ Văn hóa và Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc - một tổ chức liên kết với Tông phái Tào Khê - đă tổ chức lễ kư biên bản ghi nhớ (MOU) tại Trung tâm Thông tin Ở Lại Chùa tại Jongnogu ở trung tâm Seoul.

Căn cứ vào MOU được kư vào tháng 12 nói trên, Bộ Văn hóa có kế hoạch tổ chức các sự kiện quảng bá về Phật giáo Hàn Quốc và nền văn hóa của tôn giáo này vào năm 2017 tại New York, Thượng Hải và các thành phố ở Nga và Đức. Các kế hoạch cho năm 2018 bao gồm Tây Ban Nha và Ư.

(The Korea Times – December 8, 2016)

 

 

MĂ LAI: Hội Đại Từ Bi trợ cấp giáo dục cho học sinh nghèo

 

Kuala Lumpur , Mă Lai – Lễ trao quyền giáo dục cho học sinh nghèo Mă Lai, hầu hết là trẻ em Hồi giáo, đă được tổ chức tại Chùa Phật giáo Trung Hoa Thean Hou vào ngày 27-11-2016. Vật phẩm bao gồm đồng phục, cặp, giày dép, văn pḥng phẩm và vở, được trao cho học sinh các trường công lập và các viện mồ côi.

Chương tŕnh này có tên là “Chăm sóc giáo dục”, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2001 tại Chùa Phật giáo Tích Lan ở Sentul, Kuala Lumpur, do Ḥa thượng Saranankura làm sư trưởng.

Ḥa thượng Sri Saranankura là một tăng sĩ sinh tại Tích Lan, đă sống tại Mă Lai kể từ năm 1984 và thành lập Hội Maha Karuna (Đại Từ Bi) để giúp học sinh nghèo mà không phân biệt tôn giáo. V́ vậy, trong số 2,000 học sinh và phụ huynh tập trung vào ngày 27-11 tại Chùa Thean Hou nói trên để nhận trợ cấp giáo dục, hầu hết là người Mă Lai theo đạo Hồi, người Ấn Độ theo đạo Hindu và người Kitô giáo.

(Buddhist Channel – December 11, 2016)

 

http://buddhistchannel.tv/picture/upload/sarank.JPG

Lễ trợ cấp vật phẩm học đường cho trẻ em nghèo tại Chùa Thean Hou ở Kuala Lumpur, Mă Lai

Photo: Kalinga Seneviratne

 

 

INDONESIA: Triển lăm di sản Phật giáo của Indonesia và Afghanistan

 

Cuộc triển lăm di sản Phật giáo mang tên “Giao lộ của các nền văn hóa: Bamiyan và Borobudur”  tập trung vào 2 di tích UNESCO là chùa Borobudur ở Magelang, Trung Java của Indonesia và Thung lũng Bamiyan ở Afghanistan.

Triển lăm đang được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Jakarta cho đến ngày 28-12-2016.

Giống như chùa Borobudur là hiện thân của văn hóa Phật giáo tại Indonesia,  Thung lũng Bamiyan cũng rất phong phú với thông tin về lịch sử của Phật giáo tại Afghanistan, v́ nơi đây từng có 2 tượng Đại Phật cao 55 m và 38 m.

Triển lăm là một phần của dự án UNESCO đang thực hiện, vốn thúc đẩy đối thoại liên văn hóa hoặc phát triển bảo tàng, với sự hợp tác của chính phủ Indonesia và Afghanistan.

Triển lăm sẽ tiếp tục được tổ chức tại pḥng trưng bày của Trung tâm mua sắm Yogyakarta từ ngày 10 đến 16-1 và tại Bảo tàng Karuawibanga ở Magelang, Trung Java từ 20-1 đến 2-2-2017.

(The Jakarta Post – December 13, 2016)

 

Exhibition puts spotlight on Afghanistan’s Buddhist heritage site

Triển lăm di sản Phật giáo Bamiyan và Borobudur được tổ chức tại Indonesia

Photo:  Masajeng Rahmiasri

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Nhu cầu học Phật giáo tăng nhanh tại các trường công lập ở bang New South Wales

 

New South Wales, Úc Đại Lợi – Ông Brian White, Chủ tich Hội đồng Phật giáo của bang New South Wales, cho biết có hơn 3,000 học sinh trường công lập trên toàn bang học Phật giáo, và con số này đang tăng nhanh.

“Nó được thúc đẩy bởi một vài điều – sự nâng cao nhận thức chung về thiền định ngay trong toàn xă hội và điều đó có lợi như thế nào, và sự nhận ra rằng ngay cả học sinh 6 và 7 tuổi cũng có thể ngồi thiền trong vài phút và lợi ích từ điều đó”, ông White nói. “Nhưng chính Phật giáo cũng có một h́nh ảnh khá tốt trong toàn xă hội về lối sống ḥa b́nh và thực tiễn”.

Ông nói hội đồng Phật giáo bang New South Wales, vốn đào tạo giáo viên dạy kinh Phật, đă có được 70 giáo viên dạy t́nh nguyện tại các trường công lập của bang, nhưng cần phải có thêm ít nhất là 60 người nữa.

Một trong những trường có nhu cầu cao về các lớp Phật giáo là trường Công lập Vịnh Byron ở miền bắc New South Wales, nơi có hơn 150 học sinh được học Phật giáo tại trường – đại diện cho hơn ¼ tổng số học sinh.

(ABC North Coast – December 15, 2016)

 

http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/nsw%282%29.jpg

Khoảng 150 học sinh học Phật giáo tại trường Công lập Vịnh Byron, bang New South Wales (Úc Đại Lợi)

Photo: Samatha Turnbull

 

 

ÂN ĐỘ: Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng được trao Giải thưởng Giúp ích Động vật hoang dă

 

Lạt ma Tây Tạng Lobsang Gyatso đă nhận Giải thưởng Giúp ích Khu bảo tồn Động vật hoang dă tại một buổi lễ ở Mumbai vào ngày 2-12-2016. Giải thưởng do tạp chí Khu bảo tồn Á châu trao để ghi nhận chiến dịch không mệt mỏi của ông nhằm cứu quần thể sếu cổ đen tại huyện Tawang (bang Arunachal, Ấn Độ).

Sếu cổ đen là loài bị đe dọa, có tên trong Sách Đỏ của Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên. Tuy nhiên, quyết định xây dựng dự án thủy điện 780MW Nyamjang Chhu tại Tawang, gần nơi trú đông của loài sếu, đă khiến cộng đồng địa phương phản đối. Họ thành lập Liên đoàn Giải cứu Vùng Mon (SMRF) do lạt ma Lobsang Gyatso đứng đầu để bảo vệ đàn chim và hệ sinh thái của khu vực này.

Hoạt động xă hội của SMRF đă khiến các dự án điện bị đ́nh chỉ và một cuộc nghiên cứu mới về môi trường đối với tác động của chúng đă được ban hành. Mặc dù việc đ́nh hoăn chỉ là tạm thời, lạt ma Gyatso vẫn bày tỏ hy vọng rằng chiến dịch của ông sẽ thành công.

(Buddhistdoor Global – December 15, 2016)

 

1

Lạt ma Lobsang Gyatso (ảnh trên), người bảo vệ loài sếu cổ đen (ảnh dưới)

Photos: intoday.in & planestillalive.com

 

 

PAKISTAN: Du khách Nhật viếng các thánh địa Phật giáo ở Pakistan đang gia tăng trở lại

 

Islamabad, Pakistan – “Pakistan là đất nước lưu giữ Các nền văn minh Phật giáo Gandhara và là nơi có nhiều thánh địa có giá trị lớn đối với Phật tử Nhật Bản”, ông Ch. Abdul Ghafoor Khan, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Công ty Phát triển Du lịch Pakistan, nói.

Ông phát biểu điều này trong một cuộc họp vào ngày 25-11-2016 với Daijo Tsuchikawa, Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Nhật Bản.

Ông Khan nói rằng trước vụ khủng bố 9/11, số lượng du khách Nhật Bản đến Pakistan hàng năm là rất lớn. Tuy nhiên, sau khi khôi phục ḥa b́nh và có sự tiến bộ của pháp luật cùng với t́nh h́nh trật tự trong nước, một lần nữa ḍng du khách Nhật đang cho thấy một sự gia tăng đáng kể trong 2 năm trước.

Ông Khan nói rằng đối với người Nhật, nền văn minh Phật giáo tồn tại ở Pakistan là rất quan trọng, và điều này có thể thúc đẩy lượng du khách đến với đất nước này như một kết quả của sự quảng bá thích hợp.

(thenews.com.pk – December 16,  2016)

 

http://storyofpakistan.com/wp-content/uploads/2003/06/TakhtBhai-2.jpg

Di tích tu viện Phật giáo tại Takht-i-Bhai, Pakistan

Photo: Google

 

 

THÁI LAN: Ḥa thượng Prayudh Payutto được bổ nhiệm vào Hội đồng Tăng đoàn Tối cao Thái Lan

 

Ngày 12-12-2016, Ḥa thượng Prayudh Payutto đă được bổ nhiệm cấp Somdej Phrarachakhana, một trong những vị trí cao nhất trong Hội đồng Tăng đoàn Tối cao (SSC) của Thái Lan.

Ḥa thượng Prayudh Payutto được thăng cấp trong một buổi lễ thường niên trong sự hiện diện của tân quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn.

Các nhà sư giữ danh hiệu Somdej thuộc về cấp tu sĩ cao nhất của đất nước này. Với 21 thành viên, SSC là cơ quan quản lư Phật giáo của Thái Lan.

Ḥa thượng Prayudh Payutto, sinh năm 1939, là một nhà sư và nhà văn nổi tiếng. Cuốn sách Phật Pháp của ông được ca ngợi là một kiệt tác đương thời về giáo lư nhà Phật. Ông đă được trao Giải Giáo dục Ḥa b́nh UNESCO vào năm 1994.

Ḥa thượng Prayudh Payutto hiện đang là trụ tŕ của Chùa Nyanavesakavan ở tỉnh Nakhon Pathom. Ông cũng từng là trụ tŕ của Chùa Phra Phiren ở Bangkok từ năm 1972 đến 1976.

(Buddhistdoor Global – December 16, 2016)

 

Ḥa thượng Prayudh Payutto (Thái Lan)

Photo: Samui Times

 

 

PHI LUẬT TÂN: Hội Phật giáo Từ Tế nhận Giải thưởng của Tổng thống Phi Luật Tân

 

Ngày 20-12-2016 tại Manila, tổ chức từ thiện Phật giáo Từ Tế của Đài Loan đă được trao tặng Giải thưởng của Tổng thống Phi Luật Tân để ghi nhận sự giúp đỡ của hội này đối với những người lao động nhập cư Phi Luật Tân tại Đài Loan .

Đây là giải thưởng được tổ chức 2 năm một lần dành cho các Cá nhân người Phi Luật Tân và các Tổ chức Hải ngoại.

Từ Tế là một trong số 23 tổ chức nhận giải thưởng năm nay.

Theo lời ông Mario Molina, giám đốc Văn pḥng Kinh tế và Văn hóa Manila (MECO) chi nhánh Cao Hùng tại Đài Loan, MECO đă nộp đơn đề cử giải thưởng cho Từ Tế để tỏ ḷng biết ơn của Phi Luật Tân đối với hội này.

Qua nhiều năm, Hội Từ Tế đă cung cấp hỗ trợ nhân đạo và tinh thần cho nhiều người lao động nhập cư Phi Luật Tân tại Đài Loan, ông nói.

(CNA – December 20, 2016)

 

 

TÂY TẠNG: Người Tây Tạng mừng lễ hội đèn bơ “Ganden Atsok”

 

Lhasa, Tây Tạng – Trong lễ thường niên tưởng niệm đại sư Phật giáo Tây Tạng Tsong Khapa, người Tây Tạng đă thắp đèn bơ và cầu nguyện suốt đêm.

Lúc 4 p.m. ngày 23-12-2016, chư tăng tập trung để cầu nguyện tại chùa Jokhang ở trung tâm thủ phủ Lhasa, Tây Tạng.

Hàng ngh́n người hành hương và tín đồ đă tụ tập quanh chùa để tham gia cầu nguyện. Có hơn 8,000 chiếc đèn bơ được thắp sáng khắp nơi trong chùa.

Lễ “Ganden Atsok” được tổ chức vào ngày 25 tháng 10 âm lịch theo lịch Tây Tạng, là ngày Tsong Khapa viên tịch vào năm 1419. Ông là người thành lập phái áo vàng (Gelupga) của Phật giáo Tây Tạng.

Chư tăng tụng kinh để vinh danh ông, và tín đồ cầu nguyện cho hạnh phúc và sức khỏe.

Cùng ngày các tu viện Sera và Zhaibung ở Lhasa cũng tổ chức các nghi lễ tương tự. 

(NewsNow – December 24, 2016)

 

Kết quả h́nh ảnh cho tibetan butter lamp

Đèn bơ được thắp sáng trong dịp Lễ “Ganden Atsok” của Tây Tạng

Photos: gettyimages & Google

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma khánh thành Viện Đại học Đạt lai Lạt ma

 

Tuần trước, Đức Đạt lai Lạt ma đă chính thức thánh hóa Viện Đại học Đạt lai Lạt ma tại thành phố Bengaluru tại bang Karnataka và chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường. Ngài cũng đặt viên đá đầu tiên cho một chi nhánh sẽ được xây dựng gần đó của Men-Tsee-Khang, Viện Y học và Thiên văn học Tây Tạng.

Viện Đại học Đạt lai Lạt ma là viện đại học Tây Tạng lưu vong duy nhất cung cấp các chương tŕnh sau đại học thường xuyên cũng như chuyên ngành.

Là khách mời danh dự, Bộ trưởng Nội vụ bang Karnataka là Tiến sĩ Parmeshwar và Phó Hiệu trưởng danh dự của Đại học Mysore là K.S. Rangappa đă cùng cắt băng để đánh dấu việc chính thức khánh thành trường, với sự tham dự của khoảng 2,000 khách mời và người cúng dường.

(Buddhistdoor Global – December 24, 2016)

 

Viện Đại học Đạt lai Lạt ma (Ấn Độ)

Photo: Tenzin Choejor

 

 

MĂ LAI: Tổng thống Tích Lan hội kiếnVua Mă Lai và viếng chùa Phật giáo Brickfields

 

Kuala Lumpur, Mă Lai – Trong chuyến thăm Mă Lai 3 ngày kể từ ngày 15-12-2016, Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena đă hội kiến Vua Mă Lai Muhammad Đệ Ngũ vào ngày 16-12 tại Cung điện của nhà vua.

Ngày 17-12, Tổng thống Sirisena và phái đoàn của ḿnh viếng ngôi chùa Phật giáo Brickfields, gặp gỡ và thăm hỏi sư trưởng đương nhiệm của bản tự là Ḥa thượng Kirinde Sri Dhammarathana. Vị Sư trưởng cùng chư tăng đă tụng kinh Pirith và chúc phúc cho Tổng thống.

Ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy Brickfields đă được thành lập bởi Phật tử Sinhala (Tích Lan) đang sinh sống tại Kuala Lumpur.

Ḥa thượng Kirinde Dhammarathana được bổ nhiệm làm Trưởng Tăng đoàn Nayaka của Mă Lai vào năm 2007.

(Buddhist Channel – December 25, 2016)

 

http://buddhistchannel.tv/picture/upload/sl-my.jpg

 

http://www.colombopage.com/Imgs_16B/MS12172016M_5.jpg

Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena hội kiến Vua Mă Lai Muhammad V (ảnh trên) và viếng chùa Phật giáo Nguyên thủy Brickfields (ảnh dưới)

Photos: Colombo Page

 

 

NHẬT BẢN: Kỹ thuật đặc biệt để tẩy rửa các tượng Phật

 

Sakai, Osaka – Công ty Buddha MayClean tại Phường Higashi ở thành phố Sakai, tỉnh Osaka, đang thu hút sự chú ư v́ có kỹ thuật đặc biệt đối với việc tẩy trần cho các tượng Phật, bàn thờ và hiện vật dễ vỡ khác.

Tiến tŕnh đơn giản của nó nhẹ nhàng tẩy đi đất bụi bằng cách sử dụng một chất tẩy rửa đặc biệt trước khi lau sạch bằng bọt.

Để làm sạch các tượng Phật, những người tạo tác hiện vật Phật giáo phải mất cả năm trời - do quá tŕnh phức tạp của việc tháo rời chúng, lấy đi rồi lại phủ trở lại lớp vàng lá cho thân của tượng và sau đó lắp ráp lại tượng.

Nhưng đối với Buddha MayClean, việc làm sạch một pho tượng chỉ mất một ngày, v́ sản phẩm của công ty này sử dụng không lấy đi lớp vàng lá theo cùng với bụi bẩn.

Công ty cho biết đă nhận nhiều đơn đặt hàng vào cuối năm nay và cũng được yêu cầu làm sạch các chuông chùa được gơ vào Giao thừa Năm Mới.

(The Asahi Shimbun – December 26, 2016)

 

Photo/IllustraionPhoto/Illustraion

1                                             2

Photo/IllutrationPhoto/Illustraion

3                                                4

Một tượng Phật hàng trăm năm tuổi sáng như mới sau khi được Công ty Buddha MayClean tẩy sạch bụi bẩn vào dịp cuối năm

Photos: The Asahi Shimbun

 

 

ẤN ĐỘ: Hơn 5,000 người tầng lớp thấp (OBC) cải đạo sang Phật giáo

 

Ngày 25-12-2016, tại Nagpur, bang Maharashtra, hơn 5,000 người thuộc các tầng lớp thấp (OBC) đă cải đạo sang Phật giáo.

Buổi lễ tại Deekshabhoomi là đỉnh điểm của kế hoạch 5 năm do nhóm hoạt động xă hội Satyashodhak OBC Parishad có trụ sở tại Maharashtra thực hiện.

Kể từ năm 2011, khi đợt vận động tuyển chọn của nhóm bắt đầu, họ đă nhấn mạnh lịch sử của các OBC như là “nagrashis”, nghĩa là những Phật tử thời Trung cổ. Họ đă gọi sự kiện này là sự hồi gia (ghar wapsi) thực thụ.

Hầu hết những người cải đạo đến từ Maharashtra, mặc dù có khoảng từ 10 đến 20 người đại diện cho các bang trên khắp Ấn Độ cũng hiện diện. Bây giờ nhóm Satyashodhak OBC Parishad hy vọng sẽ mở rộng các hoạt động cải đạo trên toàn quốc, và sẽ bắt đầu các lớp học tôn giáo cho những người đă cải đạo vào ngày 25-12 nói trên.

(Scroll.in – December 27, 2016)

 

Five thousand OBCs perform 'ghar wapsi', convert to Buddhism in Nagpur

Lễ cải đạo sang Phật giáo của hơn 5,000 người tầng lớp thấp được tổ chức tại Nagpur, bang Maharashtra (Ấn Độ)

Photo: Scroll.in

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 01/02/17