TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 07.2016

Diệu Âm lược dịch

 

 

BHUTAN: Hội nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa

 

Hội nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa đă diễn ra tại Học viện Hoàng gia về Du lịch và Ḷng mến khách ở thủ đô Thimphu của Bhutan từ ngày 1 đến 3-7-2016.
Hội nghị mang tên “Truyền thống và đổi mới trong Phật giáo Kim Cương Thừa: Một mạn đà la của các triển vọng trong thế kỷ 21”, là diễn đàn đă quy tụ hơn 65 diễn giả từ 17 nước, bao gồm các trưởng ḍng truyền thừa, lănh đạo tinh thần, học giả Phật giáo và khoa học gia.

Các bài thuyết tŕnh trong suốt quá tŕnh của diễn đàn 3 ngày này đi từ các triển vọng về sự tiến hóa lịch sử của Phật giáo Kim Cương Thừa đến nghệ thuật, lễ lạc và thực hành Mật tông, cho đến những tầm nh́n và sáng kiến nhằm bảo tồn truyền thống và giáo lư Kim Cương Thừa về ḷng từ bi dấn thân và việc thích ứng chúng với các thách thức của thế kỷ 21.

Sự kiện này được tổ chức bởi Ban Tu viện Trung ương của Bhutan và trung tâm Nghiên cứu Bhutan&Nghiên cứu Tổng Hạnh phúc Quốc gia.

(Bhudistdoor Global – July 4, 2016)


 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới

Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 2

Học viện Hoàng gia về Du lịch và Ḷng mến khách (Thimphu, Bhutan), nơi tổ chức Hộ nghị Quốc tế về Phật giáo Kim Cương Thừa
Photos: Craig Lewis



TRUNG QUỐC: Phát hiện mô h́nh bảo tháp cổ đựng xương của Đức Phật

 

Các nhà khảo cổ học đă phát hiện phần xương có thể là xương sọ của Đức Phật bên trong một mô h́nh bảo tháp.

Nhóm nghiên cứu này đă t́m thấy mô h́nh bảo tháp 1,000 năm tuổi trong một rương bằng đá trong một hầm mộ bên dưới ngôi chùa Đại Báo Ân ở Nam Kinh, Trung Quốc. Bên trong mô h́nh cao 117 cm này, các nhà khảo cổ phát hiện xá lợi của chư Phật thánh, bao gồm một thành xương sọ mà chữ khắc cho biết là của Đức Phật.

Mô h́nh được làm bằng gỗ đàn hương, bạc và vàng, và được trang trí bằng đá quư gồm pha lê, thủy tinh, mă năo và ngọc lưu ly.

Chữ khắc trên rương bằng đá đựng mô h́nh ghi rằng nó được tạo tác vào thời Tống Chân Tông (997-1022 sau Công nguyên). Trên bảo tháp có những h́nh ảnh mô tả cuộc đời Đức Phật, và có khắc tên những người cúng dường tiền và vật chất để làm mô h́nh, cũng như tên một số người đă tạo tác mô h́nh này.

(NewsNow – July 1, 2016)

 


 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 3
Mô h́nh bảo tháp đựng xá lợi xương của Đức Phật được t́m thấy tại Nam Kinh, Trung Quốc
Photo: NewsNow



NEPAL: Đức Pháp Vương Galwang Drukpa dẫn đầu Hành tŕnh Xe đạp Sinh thái Drukpa lần thứ 4

 

  Ngày 3-7-2016, Đức Pháp Vương Galwang Drukpa, vị lănh đạo mạnh mẽ của ḍng Truyền thừa Drukpa Kagyu, đă khởi động Hành tŕnh Xe đạp Sinh thái Drukpa lần thứ 4. Lần này ngài dẫn đầu 500 người đi xe đạp từ Kathmandu (Nepal) đến Hemis ở Ladakh (Ấn Độ). Những người tham gia được lập thành đoàn này chủ yếu là chư ni Kung Fu Drukpa nổi tiếng từ Ni viện Druk Gawa Khilwa (Kathmandu) và các vơ ni đồng đạo từ Ni viện Naro Photang ở Leh (Ladakh).

Nhằm đưa ra một tuyên bố về b́nh đẳng giới và cuộc sống bền vững cũng như một h́nh thức của sự thanh tịnh, cuộc hành tŕnh hai tháng rưỡi của đoàn sẽ bao gồm địa h́nh cực kỳ khó khăn. Đích đến của đoàn du hành là lễ hội Naropa tại Ladakh, là sự kiện sẽ đánh dấu một thiên niên kỷ kể từ ngày sinh của nhà hiền triết vĩ đại Naropa (1016-1100).

Lễ hội Naropa được tổ chức 12 năm một lần kết hợp với Năm Thân/Khỉ theo âm lịch. Hàng trăm ngh́n người đă tham gia lễ hội này vào những lần trước, và năm nay dự kiến sẽ đạt một con số tương tự.

(Buddhistdoor Global – July 5, 2016)


 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 4Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 5
Hành tŕnh Xe đạp Sinh thái Drukpa lần thứ 4
Photos: David Payne



MIẾN ĐIỆN: 10 tượng Phật cổ được t́m thấy tại Sagaing

 

Người dân địa phương cho biết 10 tượng Phật cổ đă được phát hiện trong một ngôi làng tại quận Indaw thuộc thành phố Sagaing.

Các tượng Phật này được t́m thấy trong khuôn viên tu viện ở làng Ywahalung trong khi dân làng đang làm vệ sinh chung quanh cổng ṭ ṿ của một ngôi chùa cổ vào ngày 25-6-2016.

“Đây là một trong những chùa cổ tọa lạc trong khu vực . Chúng tôi không biết chính xác ngôi chùa này thành lập khi nào. Chúng tôi đă thu thập được những tượng đó sau khi chuyển những miếng gạch vỡ khỏi phần bên trong của cổng ṭ ṿ của chùa,” sư trụ tŕ U Thuzata của tu viện nói.

Các kế hoạch đang được tiến hành để thực hiện một nghiên cứu về các tượng Phật mới t́m thấy này. Hiện nay, các tượng được đặt tại tu viện của làng để công chúng chiêm bái.

(Global New Light of Myanmar – July 6, 2016)


 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 6
10 tượng Phật cổ được t́m thấy tại làng Ywahalung ở Sagaing, Miến Điện
Photo: Lu Aung (Katha)



TRUNG QUỐC: Thượng Hải và Thiểm Tây triển lăm cổ vật từ chùa Daigo-ji của Nhật Bản
 

Với tiêu đề “Vẻ đẹp của Thần chú: Nghệ thuật trong Bộ sưu tập của Chùa Daigoji”, khoảng 90 hiện vật từ chùa Dạgo-ji ở Kyoto, bao gồm 13 Bảo vật Quốc gia của Nhật Bản, đang được trưng bày tại Bảo tàng Thượng Hải cho đến ngày 10-7. Sau đó cuộc triển lăm sẽ chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây để tổ chức từ ngày 28-7 đến 20-9.

Đây là cơ hội cực hiếm đối với những người yêu nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản v́ chỉ là lần thứ hai các hiện vật của chùa Daigo-ji được trưng bày bên ngoài nước Nhật – lần triển lăm trước đây được tổ chức tại nước Đức vào năm 2008.

Được thành lập vào năm 847, chùa Daigo-ji đă nhanh chóng trở thành một trung tâm của kiến thức, ảnh hưởng và nghệ thuật Shingon. Chùa được đăng kư như là một Di sản Thế giới của UNESCO vào năm1994, và hiện có trong danh sách các di tích lịch sử của Kyoto cổ xưa (gồm các thành phố Kyoto, Uji và Otsu).

Cuộc triển lăm về chùa Daigo-ji hiện nay bao gồm các tượng, tranh, kinh sách và các vật dụng hành lễ có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến 19.

(Buddhistdoor Global – July 6, 2016)


Các xá lợi và tượng được trưng bày trong cuộc triển lăm về Chùa Daigo-ji của Nhật Bản:


 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 7
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 8
 Ảnh trên: Tượng Phật A Di Đà
Ảnh dưới: Tượng Bất Động Minh Vương
 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 9
Photos: buddhistdoor

 

 

PAKISTAN: Tu viện Phật giáo cổ tại Barikot thu hút khách tham quan

 

Tu viện Phật giáo hai-mái-ṿm có niên đại thế kỷ thứ 2, tọa lạc tại Balokaley trong thung lũng Kandak thuộc thành phố Barikot, đang thu hút nhiều du khách, sinh viên kiến trúc và các nhà nghiên cứu khảo cổ học.

Nằm trên núi cao và có thể nh́n thấy từ xa, cách Barikot 8.1 km, di tích khảo cổ này là một kiệt tác của kiến trúc cổ đại.

Theo các nhà khảo cổ học, di tích được tham quan lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ người Anh gốc Hung Gia Lợi, Sir Aurel Stein vào năm 1926, và sau đó bị khai quật vội vàng bởi Burger và Wright vào năm 1838.

Bị cướp phá bởi những kẻ phá hoại và bọn buôn lậu trong gần một thế kỷ, bây giờ di tích đă được bảo vệ.

Với việc khôi phục và một phần được khai quật, di tích cung cấp cho khách tham quan một sự hiểu biết rơ ràng về cách bố trí ban đầu, gồm một nền đất rộng chia làm 3 phần với phế tích đền thờ có 2 bảo tháp ở hai bên và được nâng đỡ bởi một nền có vách.   

(newsnow.co.uk – July 10, 2016)

 

A view of the Balokaley vihara from a cave at Kandak valley in Barikot, Swat. — Dawn photo

Tu viện Balokaley nh́n từ một hang động ở thung lũng Kandak tại Barikot

Photo: Dawn

 

 

ẤN ĐỘ: Điệu múa mặt nạ nổi tiếng của tu viện Phật giáo Hemis

 

Các nhà tổ chức cho biết tu viện Hemis ở Ladakh của ḍng truyền thừa Drukpa đă trang hoàng cho 2 ngày Lễ hội Hemis nổi tiếng được tổ chức hàng năm của ḿnh.    

Lễ hội Hemis năm nay sẽ được Thống đốc bang Jammu&Kashmir khai mạc vào ngày 14-7. Sự kiện thường niên này kỷ niệm ngày sinh của Padmasambhava, vị đại sư Ấn Độ thế kỷ thứ 8 được tôn kính v́ đă truyền bá Phật giáo khắp vùng Hi Mă Lạp Sơn.  

Chư tôn sư, tăng ni, tín đồ và du khách từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung để xem các hoạt động lễ hội, bao gồm điệu múa truyền thống do các nhà sư mang mặt nạ đại diện cho chư thần và ma quỷ tŕnh diễn. Điệu múa nổi tiếng này mô tả sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.   

(IANS – July 8, 2016)

 

http://www.tourism-of-india.com/pictures/travel_guide/fairandfestival/hemis-festival-47.jpeg

Điệu múa mặt nạ của Lễ hội Hemis

Photo: tourism-of-india.com

 

 

HOA KỲ: Thành phố Ithaca được chọn là nơi xây thư viện và nhà bảo tàng của Đức Đạt lai Lạt ma                 

Trong chuyến thăm Phật Học Viện Namgyal Ithaca vào ngày 6-7-2016, thị trưởng của Ithaca là Svante Myrick cho biết Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 đă chấp thuận đề nghị rằng một trung tâm quốc tế về thực hành và nghiên cứu Phật giáo sẽ được xây dựng tại thành phố này. 

Ông Myrick nói rằng trung tâm sẽ được gọi là Thư viện và Nhà bảo tàng của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14.

Trung tâm sẽ là một khu phức hợp đa chức năng, và sẽ phục vụ nhiều mục đích: bao gồm các tác phẩm, lời dạy và hiện vật của tất cả 14 vị Đạt lai Lạt ma và cung cấp nơi cư trú cho học viên và tăng sĩ. Dự án sẽ phục vụ để bảo vệ di sản của Đạt lai lạt ma và tất cả những ǵ ngài đại diện cho hàng triệu người trên khắp thế giới.  

Thượng tọa Tenzin Choesang, chủ tịch hội đồng Tu viện Namgyal, nói, “Thư viện và bảo tàng của Đạt lai Lạt ma sẽ phục vụ như một trung tâm dành cho các thế hệ học viên, các nhà nghiên cứu và tác giả quan tâm đến Phật giáo Tây Tạng, lịch sử và triết học của nó”.

(Buddhistdoor Global – July 12, 2016)

 

Mayor with Monks of Namgyal Monastery

Thị trưởng Myrick và chư tăng Tu viện Namgyal Ithaca

Photo: Phayul

 

 

NEPAL: Tượng Phật bằng đá lớn nhất Nepal được an vị ở độ cao 12,600 feet   

 

Tượng Phật Thích Ca bằng đá lớn nhất của Nepal đă được tôn trí gần ngôi đền Muktinath, sau rặng núi ở huyện Mustang của đất nước này. Đền Muktinath là một thánh địa của cả tín đồ Ấn giáo lẫn Phật giáo, tọa lạc trong Thung lũng Muktinath ở độ cao 12,600 feet tại chân đèo của núi Thorong La ở huyện Mustang.

Pho tượng cao 32 feet , được chạm khắc từ loại đá đặc biệt của thị trấn Pharping . Hai anh em Dharmaraj Shakya và Uttam Shakya đă tạo tác pho tượng Phật Thích Ca này tại Patan với kinh phí hơn 15 triệu rupee Nepal.

Tổng trọng lượng của tượng là khoảng 60,000 kg, là ‘Tượng Phật  bằng Đá’ lớn nhất tại Nepal.

(Tipitaka Network – July 13, 2016)

 

2016-07-11-1468256309-6789086-13654117_10154290312501779_538403305410847055_n.jpg

Tượng Phật bằng đá lớn nhất của Nepal

Photo: Kishor Panthi

 

 

MIẾN ĐIỆN: Uỷ ban Đại Tăng đoàn Nayaka không tán thành nhóm Phật giáo cực đoan

 

Yangon, Miến Điện - Ủy ban Đại Tăng đoàn Nayaka, vốn đại diện cho tăng đoàn tại quốc gia Phật giáo Miến Điện, đă ban hành một tuyên bố vào ngày 13-7-2016 rằng ủy ban không bao giờ tán thành nhóm Ma Ba Tha theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ma Ba Tha là một nhóm do tăng sĩ cầm đầu đă đứng đầu trong các cuộc biểu t́nh chống Hồi giáo tại Miến Điện trong 3 năm qua kể từ khi thành lập.

Ma Ba Tha gần đây nói rằng nhóm của họ được thành lập theo quy định của Tăng đoàn.

Tuyên bố này đă bị bác bỏ lần đầu tiên bởi các nhà sư hàng đầu của đất nước trong một động thái nhằm cách ly rơ ràng tăng đoàn Phật giáo chính thống khỏi nhóm cực đoan Ma Ba Tha.

(straitstimes.com – July 2016)

 

http://www.straitstimes.com/sites/default/files/styles/article_pictrure_780x520_/public/articles/2016/07/14/ST_20160714_SESANGHA14_2439781.jpg?itok=qexjrGdG

Các thành viên Ủy ban Đại Tăng đoàn Nayaka trong cuộc họp tại Yangon vào ngày 13-7-2016

Photo: EUROPEAN PRESS

 

 

HOA KỲ: “Lễ hội Đại Cầu nguyện” được tổ chức tại Tu viện Kagyu Thuben Choling ở New York

 

Khoảng 500 vị thầy, tu sĩ, học viên Phật giáo và các khách mời từ khắp thế giới đă tham dự Kagyu Monlam (“Lễ hội Đại Cầu nguyện”) Bắc Mỹ, được tổ chức tại tu viện Kagyu Thuben Choling ở Wappingers Falls, New York, diễn ra từ ngày 6 đến 10-7-2016.

Được giám sát bởi Lạt ma Norlha Rinpoche với sự ban phước của Đức Gyalwamg Karmapa thứ 17, sự kiện này được chủ tŕ bởi Sư trưởng Yongey Mingyur, cũng là người thuyết pháp và điểm đạo.

Phát ngôn viên của sự kiện là Lạt ma Jamdron nói, “Monlam là một thuật ngữ Tây Tạng có nghĩa là ‘ước vọng’, ‘mục tiêu’ hoặc ‘mục đích’. Mục đích của lễ hội là thúc đẩy ḥa b́nh thế giới.

Linda Jordan, c̣n gọi là Lạt ma Chodron, nói, “Chúng tôi tin rằng, qua lời cầu nguyện, chúng ta có thể có một tác động tích cực lên các sự kiện, và rằng càng có nhiều người cùng nhau cầu nguyện, tác động này càng mạnh mẽ hơn”.

Vốn bắt nguồn từ Tây Tạng và hiện nay được tổ chức tại 16 quốc gia, đây là lần đầu tiên lễ hội Kagyu Monlam được tổ chức tại tu viện Kagyu Thuben Choling ở New York, Hoa Kỳ.

(Buddhistdoor Global – July 15, 2016)

 

Khenpo Karthar Rinpoche gives a teaching at Kagyu Thubten Chöling Monastery. From poughkeepsiejournal.com

Chư tăng trong Lễ hội Đại Cầu nguyện Kagyu Monlam được tổ chức tại tu viện Kagyu Thuben Choling ở New York, Hoa Kỳ.

Photo: poghkeepsiejournal.com

 

 

ẤN ĐỘ: Các ni cô tạo nên lịch sử qua việc thi đỗ kỳ thi Geshema

 

Dharamsala, Ấn Độ - Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, 20 ni cô đă trở thành nhóm Geshema đầu tiên của nữ tu sĩ Tây Tạng. Học vị này vốn không tồn tại trước khi Đức Đạt lai Lạt ma (vào tháng 9-2011) đề nghị phát triển một chương tŕnh giáo dục dành cho chư ni.

Bằng cấp tu học Phật giáo dành cho chư ni này, trong đó có phần tương đương với học vị tiến sĩ trong 5 chuyên luận của Phật giáo Tây Tạng, đă được cộng đồng tu sĩ hoan nghênh.

Tất cả 20 thí sinh nói trên đă trải qua kỳ thi mệt mỏi kéo dài 12 ngày, được chia thành 2 phần là thi vấn đáp (tranh luận) và thi viết.

Để dự kỳ thi Geshema, một ni cô trước tiên phải nghiên cứu kỹ Ngũ Đại Kinh điển (Shung Chen Kapo Nga) trong 17 năm tại ni viện của ḿnh. Chỉ khi đó chư ni mới được phép theo học khóa học 4-năm Geshema.

(Phayul – July 18, 2016)

 

A candidate during the first day of this year's Geshema examinations held at Geden Choeling Nunnery in Dharamsala. From tnp.org

Nuns must undergo oral and written exams as part of the rigorous four-year examination process. From tnp.org

 Chư ni Tây Tạng trong kỳ thi Geshema năm nay

Photos: tnp.org

 

 

THÁI LAN: Phật tử các nước được truyền giới nhân Mùa Chay

 

 Ngày 16-7-2016, Phật tử từ khắp nơi trên thế giới đă tập trung tại chùa Phra Dhammakaya ở tỉnh Pathum Thani của Thái Lan để tham gia một lễ truyền giới, được tổ chức để đánh dấu Mùa Chay – Mùa An cư – sắp tới của Phật giáo.

Có ít nhất 64 người đến từ 11 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Mông Cổ, Mă Lai, Ấn Độ và Thái Lan đă được nhận vào giáo đoàn vào dịp này. Trong buổi lễ bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, những người mới xuất gia nói trên trong áo choàng trắng đă tham gia tụng kinh và cầu nguyện. Sau đó họ được trao y màu cam để trở thành tăng sĩ.

Lễ truyền giới được tổ chức để tôn vinh Mùa Chay (hay ‘Khao Pansa’) của Phật giáo, bắt đầu vào ngày đầu tiên sau khi trăng tṛn của tháng 8 âm lịch – năm nay nhằm ngày 20-7 dương lịch.

Trong thời gian này, tăng sĩ phải cư trú ở một nơi, thường là trong một tu viện hoặc ngôi chùa nơi họ thực hành thiền định và cầu nguyện.

(IANS – July 17, 2016)

 

 

ẤN ĐỘ: Trường Đại học Nalanda cổ đại bây giờ là một Di sản Thế giới UNESCO

 

Các di tích được khai quật của Nalanda, một trong những địa điểm Phật học có tính lịch sử quan trọng nhất vào thời Ấn Độ cổ đại, đă được UNESCO tuyên bố là một Di sản Thế giới vào ngày 15-7-2016.

Được cho là trường đại học nội trú quốc tế đầu tiên của thế giới, Nalanda từng là một đại tịnh xá - tức là một tu viện và là một trung tâm Phật học - tại Magadha, một trong 16 vương quốc của Ấn Độ cổ đại.

Nalanda được thành lập vào thế kỷ thứ 3 như một tu viện, trước khi phát triển thành một trường đại học vào thế kỷ thứ 5. Lúc cao điểm, Nalanda có hơn 2,000 vị thầy và hơn 10,000 sinh viên, thu hút các học giả và sinh viên đến từ những nơi xa xôi như Trung Hoa, Indonesia, Triều Tiên, Ba Tư, Tây Tạng và Thổ nhĩ Kỳ.

Tọa lạc tại bang Bihar ở đông Ấn Độ, cách thủ phủ Patna khoảng 60 dặm, Nalanda được phát hiện trong các cuộc khai quật của Viện Khảo cổ Ấn độ trong thời gian từ 1915-1937 và 1974-1982.

(Buddhistdoor Global – July 19, 2016)

 

Nalanda was excavated by the Archaeological Survey of India during 1915–37 and 1974–82. From cntravaller.in

The ruins of Nalanda University in Bihar, India. From straitstimes.com

Di tích trường Đại học Nalanda (Ấn Độ)

Photos: straitstimes.com & cntraveller.in

 

 

NHẬT BẢN: Khai quật các mảnh vỡ có thể là của Phật tự lớn nhất từng được xây dựng tại Nhât Bản

 

Các nhà khảo cổ học ở Nhật Bản đă xác định 3 mảnh vỡ trang trí bằng đồng, vốn khai quật được trong khuôn viên ngôi chùa Thiền Phật Kinkaku-ji nổi tiếng của Kyoto, như là di tích của những ǵ trước kia là ngôi chùa gọi là Kitayama Daito - Phật tự cao nhất từng được xây dựng tại Nhật Bản.

Được phát hiện trong cuộc khai quật diễn ra từ tháng 4 đến tháng 7 -2015 để phát triển khu đỗ xe của chùa Kikaku-ji, các học giả tin rằng những mảnh vỡ này có thể xưa kia từng tạo h́nh một phần của đỉnh ngôi chùa Kitayama Daito, vốn tương truyền đă được xây trong khuôn viên chùa Kikaku-ji theo lệnh của tướng quân Ashikaga Yoshimitsu (1358-1408).

Theo Viện Nghiên cứu Khảo cổ Thành phố Kyoto, 3 mảnh vỡ này đă h́nh thành một phần của một sorin – là h́nh trang trí dọc chạm trổ ở đầu mái nơi đỉnh của một ngôi chùa. Mảnh vỡ lớn nhất trong số 3 mảnh này rộng 37.4 cm, dài 24.6 cm và dày 1.5 cm, cân nặng 8.2 kg.

Các mảnh vỡ bằng đồng nói trên được trưng bày trong một cuộc triển lăm đặc biệt tại Bảo tàng Khảo cổ Thành phố Kyoto cho đến ngày 27-11-2016.

(Buddhistdoor Global – July 20, 2016)

 

The excavated bronze fragments that may have formed part of the Kitayama Daito pagoda. From mainichi.jp

3 mảnh vỡ bằng đồng có thể là một phần của chùa Kitayama Daito

Photo: mainichi.jp

 

CAM BỐT: Các tu sĩ Phật giáo ngăn cản nạn phá rừng tại Cam Bốt

 

Nạn phá rừng vẫn c̣n là một mối đe dọa lớn đối với rừng của Cam Bốt, nhưng một nhóm tu sĩ Phật giáo Cam Bốt từ mạng Tăng sĩ Độc lập v́ Công bằng Xă hội đang tranh đấu để cứu những khu rừng bằng cách vận động các nhà lập pháp để bảo vệ chúng, và bằng cách công khai vạch trần việc khai thác gỗ bất hợp pháp.

Là người sáng lập và là lănh đạo của khoảng 5,000 nhà sư của mạng lưới này, ḥa thượng Buntenh dạy cho người dân địa phương sử dụng phương tiện truyền thông xă hội như Facebook để nâng cao nhận thức của việc khai thác gỗ bất hợp pháp bằng cách tải ảnh trên Facebook, đăng video và viết những bài báo. Các nhà sư cũng dạy dân địa phương về cách ngăn chận nạn phá rừng.

Ḥa thượng Buntenh cũng lưu ư rằng Prey Lang, một trong những rừng thường xanh lớn nhất và lâu đời nhất của Cam Bốt, đang bị đe dọa. Những khoảng rừng lớn của Prey Lang đă biến mất để nhường chỗ cho các đồn điền, và những vụ chuyển nhượng đất và lâm tặc đă làm mất đi những khoảnh lớn cây cối tại các khu vực được bảo vệ.

(Buddhistdoor Global – July 22, 2016)

 

Buddhist monks collecting images and videos of illegal logging to spread them through social media. Photo from Dw.com

Các nhà sư thuộc mạng Tăng sĩ Độc lập v́ Công bằng Xă hội Cam Bốt đang thu thập h́n ảnh và video của nạn khai thác gỗ bát hợp pháp để truyền chúng qua phương tiện truyền thông xă hội

Photo: Dw.com

 

 

CANADA: Chư tăng ở Đảo Prince Edward (P.E.I) giúp ngân hàng thực phẩm đang bị thiếu hụt tại Montague

 

Khi các tăng sĩ tại Hội Phật Viện Đại Giác ngộ nghe nói về sự đóng góp cho một ngân hàng thực phẩm của thị trấn Montague đang bị thiếu hụt, họ đă có cơ hội để giúp đỡ và đền đáp cho cộng đồng.

Kễ hoạch của các nhà sư là quyên góp tiền bằng cách bán dâu tây mà họ trồng với giá $5 một hộp tại khu Little Sands – cùng với bánh ḿ tṛn do họ làm, Thượng tọa Dan, một tăng sĩ hội viên, giải thích. Nhà sư cho biết đă có được 50 hộp để bán bắt đầu vào ngày 22-7-2016.

“Hàng ngày chúng tôi tu tập Phật giáo tại đây nhờ có sự tử tế của Đảo. Đây là cách để bày tỏ ḷng cảm kích của chúng tôi”, sư Dan nói.

Tiền thu được từ việc bán dâu tây sẽ gởi đến Ngân hàng Thực phẩm Southern Kings&Queens ở Montague.

(CBS News – July 22, 2016)

 

Monks at the Great Enlightenment Buddhist Institute Society in Little Sands are selling strawberries to help raise money for the Southern Kings and Queens Food Bank in Montague.

Dâu tây được trồng bởi chư tăng tại Hội Phật Viện Đại Giác Ngộ ở P.E.I

Photo: Terence McEachern

 

 

ẤN ĐỘ: Bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Ấn Độ được trực tuyến hóa với Google

 

Bắt đầu với bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo quư giá bao gồm các tác phẩm điêu khắc Gandhara, Viện Bảo tàng Ấn Độ đang đưa tất cả các pḥng trưng bày của viện thành dạng xem toàn cảnh 360- độ cho bất cứ ai xem trực tuyến.

Như một phần của sự cộng tác với Viện Văn hóa Google, vốn cho phép người yêu nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới khám phá các hiện vật trên trang mạng của ḿnh, Viện Bảo tàng Ấn Độ ra mắt phiên bản điện tử cuộc triển lăm tinh tế có tựa đề Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ vào ngày 25-7-2016.

“Đây là triển lăm ảo đầu tiên mà chúng tôi tổ chức, sau đó tất cả các pḥng trưng bày của chúng tôi sẽ được đưa dần lên trang mạng Viện Văn hóa Google,” Jayanta Sengupta, giám đốc bào tàng, nói.

(business-standard.com – July 24, 2016)

 

Kết quả h́nh ảnh cho indian museum kolkata images

http://www.tokyoweekender.com/wp-content/uploads/2015/03/kolkata-640x425.jpg

Một số tác phẩm nghệ thuật Phật giáo của Viện Bảo tàng Ấn Độ

Photos: shunya.net & tokyoweekender.com

 

 

TRUNG QUỐC: Phục hồi hang động Phật giáo Mạch Tích Sơn ở Cam Túc

 

Hang động Mạch Tích Sơn 1,500 năm tuổi ở tỉnh Cam Túc là một Di sản Thế giới UNESCO. Tại đây có gần 200 hang và hơn 10,000 tác phẩm điêu khắc Phật giáo.

Các hang động, vốn bị hư hại nghiêm trọng do sự xói ṃn tự nhiên, hiện đang được phục hồi.

Yue Yongqiang, phó giám đốc ban bảo tồn của viện nghệ thuật hang động Mạch Tích Sơn, cho biết, ‘Việc phục hồi của 6 hang động sẽ hoàn thành vào tháng 11”. Do độ ẩm và sự xói ṃn tự nhiên, các vết nứt đă xuất hiện trên vài hang động, một số tác phẩm điêu khắc và bích họa, Yue nói.

Việc phục hồi sẽ tốn 3.3 triệu nhân dân tệ (khoảng 500,000 usd).

“Khoảng 60% hang động tại Mạch Tích Sơn đang cần được phục hồi. Kể từ năm 2000, chúng tôi đă phục hồi 17 hang, khoảng một hang mỗi năm. Công việc tại các hang này sẽ được tăng tốc”, Yue nói thêm.

Hang động Mạch Tích Sơn là một trong 4 khu phức hợp hang động Phật giáo lớn nhất của Trung Quốc, cùng với Mạc Cao, Vân Cương và Long Môn ở các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây và Hà Nam.

(NewsNow – July 26, 2016)

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/73/Majishan_entire_hill_20090226.jpg/250px-Majishan_entire_hill_20090226.jpg

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/79/Majishan_huge_sculptures_20090226.jpg/250px-Majishan_huge_sculptures_20090226.jpg

Hang động và tượng Phật giáo tại khu phức hợp hang động Mạch Tích Sơn (Cam Túc)

Photos: Wikipedia

 

 

PAKISTAN: Phát hiện di tích một tượng đài Phật giáo tại khu Bảo tháp Bhamala

 

Các nhà khảo cổ học khai quật khu phức hợp Phật giáo trải dài của Bảo tháp Bhamala (ở phía bắc thủ đô Islamabad của Pakistan) lúc đầu nghĩ rằng họ đang đào lên được một bức tường bằng đá khác. Nhưng họ sớm nhận ra rằng đă phát hiện di tích của một pho tượng khổng lồ - một tượng Phật nằm có chiều dài hơn 15 mét, bằng chiều dài của một container vận chuyển.

Các niên đại phóng xạ carbon thu nhận được trên gỗ từ di tích cho thấy có từ năm 240 đến 340 sau Công nguyên – tức là nhiều thế kỷ trước khi Phật giáo được cho là đă tạo tác những tác phẩm điêu khắc khổng lồ phổ biến tại các đền chùa ở khắp châu Á.

Nếu được xác định, niên đại ban đầu sẽ làm cho pho tượng này trở thành bằng chứng cổ xưa nhất của tác phẩm điêu khắc Phật giáo. Và những pho tượng lớn chứng tỏ những mối liên quan lớn, v́ chúng cần có những người bảo trợ và nhà cầm quyền giàu có để tài trợ cho sự tạo tác tượng.

(Tipitaka Network – July 28, 2016)

General View of the Bhamala Stupa from north.JPG

Di tích Bảo tháp Bhamala (Pakistan)

Photo: Muhammad Zahir

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/02/16