TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 8.2011

 

 

NAM HÀN: Mihwang, đền thờ Phật giáo ở cực nam đất nước

 

Tọa lạc tại chân Núi Dalma, ngôi đền Phật giáo Mihwang có đặc điểm thú vị về lịch sử và địa lư.

Người ta nói rằng những người thành lập đền Mihwang đă trực tiếp du nhập Phật giáo từ Ấn Độ vào nơi đây bằng đường biển. Ngồi đền cũng chính là đền thờ Phật giáo ở địa điểm xa nhất về phía nam của lục địa Triều Tiên. Nếu đứng ở sân đền, người ta có thể tận hưởng cảnh biển và núi non bao quanh, đẹp nhất là vào lúc hoàng hôn.

Đền Mihwang là một trong số những điểm đến tham quan tại khu vực cực nam Ddangkkeut của Nam Hàn, bao gồm cả bia đá cao 10 mét đánh dấu điểm cực nam của lục địa, đài thiên văn 10 tầng Ddangkkeut và Viện Bảo tàng Khủng long Uhangni.

(Urban Dharma - August 1, 2011) 

 

Nhà thờ tại đền Mihwang - Photos: Oleg Kiriyanov

 

Di tích bằng đá ở sân sau của Đền Mihwang

 

 

 

ẤN ĐỘ: Cải cách chế độ hiện hành về thị thực đối với các học giả Phật giáo Mông Cổ

 

Để mối quan hệ văn hóa thêm sâu sắc và để thúc đẩy quan hệ song phương giữa 2 quốc gia, Ấn Độ đă cởi mở về chế độ thị thực hiện hành đối với các học giả Phật giáo đến từ Mông Cổ.

Ngày 30-7-2011, sau chuyến thăm Mông Cổ 3 ngày, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil cho biết, "Ấn Độ đă cởi mở hơn về chế độ thị thực cho các tăng sĩ Mông Cổ đến Ấn Độ để nghiên cứu Phật giáo. Bây giờ họ sẽ được hội đủ điều kiện về thị thực trong suốt thời gian nghiên cứu hoặc trong 5 năm, cho dù thời gian học ngắn hơn".

Bà nhấn mạnh, "Chúng ta có các mối quan hệ lịch sử với nhau, có một liên kết mạnh mẽ của Phật giáo. Các tăng sĩ đến học ở đây rất hạnh phúc. Tôi hiểu rằng điều này sẽ tạo một bầu không khí thân mật hơn nữa cho mối quan hệ của chúng ta".

Trước đây, đối với khóa học hơn 12 tháng, các tăng sĩ được cấp thị thực một năm và phải trở về nước rồi quay trở lại với giấy phép nhập cảnh mới.

(OUTLOOK india.com - August 2, 2011)

 

 

TÂY TẠNG: Tôn trí chân dung của Đức Đạt lai Lạt ma

 

Hàng ngh́n Phật tử gần đây đă hoan hỉ tập trung tại KhamLithang Gonchen, ở miền đông Tây Tạng, và công khai tôn trí một chân dung của Đức Đạt lai Lạt ma. Việc bày tỏ rơ rệt sự ủng hộ Đức Đạt lai Lạt ma đă có một tác động tích cực đối với những nỗ lực giữ cho tinh thần những lời dạy của Ngài được sống măi.

Việc tôn trí chân dung của Đức Đạt lai Lạt ma và Ban thiền Lạt ma thứ 10 diễn ra trong kỳ hội tôn giáo 10 ngày Jang Gonchoe Chenmo, bắt đầu vào ngày 15-7-2011.

Ông Atruk Tseten, một thành viên của chính phủ Tây Tạng lưu vong, nói rằng đây là thời khắc rất hoan hỉ và xúc động đối với những người Tây Tang từ khắp nơi của đất nước này, khi họ cùng xếp hàng trước chiếc ngai và cúng dường những chiếc khăn quàng cổ Tây Tạng khatak.

(examiner.com - August 2, 2011)

 

Chân dung lớn bằng người thật của Đức Đạt lai Lạt ma đang được tôn trí - Photo: examiner.com

 

 

NHẬT BẢN: Tu viện Phật giáo Enryaku-ji ở Núi Hiei

 

Tu viện Enryaku-ji tọa lạc tại Núi Hiei ở gần quận Kyoto. Tu viện là nơi thành lập giáo phái Phật giáo Tendai vào thế kỷ thứ 8. Giáo phái này đă trở thành lực lượng đứng đầu tại Nhật Bản trong nhiều năm, từ đó phát triển thành nhiều Phật phái khác.

Giữa các đền thờ của tu viện Enryaku-ji, người ta t́m được không khí tĩnh lặng, tôn nghiêm cùng những cảnh đẹp của các quận Kyoto và Shiga.

Núi Hiei cũng là nơi diễn ra cuộc họp liên tôn giáo hàng năm, do Giáo hoàng John Paul II khởi xướng vào năm 1986. Cuộc họp thượng đỉnh thường niên năm nay diễn ra vào ngày 4 tháng 8, với nhiều nhà lănh đạo tôn giáo dự kiến tham dự.

(ncronline.org - August 2, 2011)

 

Tu viện Enryaku-ji ở Núi Hiei, Nhật Bản - Photo: ncronline.org

 

 

HOA KỲ: Vợ chồng Chủ tịch Hăng Samsung cúng dường 12 tỉ won cho Phật giáo Won tại New York

 

Chủ tịch Hăng Điện tử Samsung Lee Kun-hee và vợ là Hong Ra-hee đă cúng dường tổng cộng 12 tỉ won (11,2 triệu usd) kể từ năm ngoái để giúp xây một ngôi đền Phật giáo Won tại New York.

Là tín đồ thuần thành của Phật giáo Won (trường phái Phật giáo Triều Tiên thành lập vào năm 1916), vợ chồng ông Lee trong năm qua đă nhiều lần cúng dường để góp phần xây dựng Trung tâm Đạo pháp Won tại vùng bắc New York này.

Ngôi đền dự kiến khánh thành vào tháng 10-2011, với một thiền sảnh lớn, các văn pḥng, nhà khách và cơ sở vật chất về cư trú trong một địa điểm rộng 520.000 mét vuông.

Phật giáo Won điều hành hơn 15 đền thờ và trung tâm thiền trên khắp Hoa Kỳ.

(The Korea Herald - August 5, 2011)

 

Vợ chồng chủ tịch Hăng Điện tử Samsung: Ông Lee Kun-hee và bà Hong Ra-hee - Photo: The Korrea Herald

 

 

TÂY TẠNG: Lễ hội Shoton của Phật giáo Tây Tạng tại thủ phủ Lhasa

 

Lễ hội Shoton của Lhasa là một đại lễ Phật giáo Tây Tạng được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9 dương lịch. Hàng năm, các cuộc tŕnh diễn nhạc kịch truyền thống diễn ra tại Norbulingka, cung điện mùa hè của Đạt lai Lạt ma trước đây, và các tranh Phật khổng lồ được trải ra theo các sườn núi của khu vực.

Trước thế kỷ 17, Shoton thuần túy là một nghi lễ tôn giáo và là thời gian các nhà sư nhập thất để tham thiền, và người dân địa phương thường cúng dường sữa chua cho chư tăng. Kể từ đó, nhạc kịch truyền thống trở thành một phần được yêu chuộng của các buổi lễ. Và lễ hội này là dịp tốt nhất để xem các cuộc tŕnh diễn của các ban nhạc Tây Tạng, trong đó có một số ban đă từng lưu diễn ở phương Tây.

Khu nhạc kịch của Cung điện Mùa hè bao gồm một sân khấu ngoài trời và các khu vườn, nơi các gia đ́nh tổ chức dă ngoại và tôn vinh nền văn hóa của họ.

(whatsonwhen.com - August 8, 2011)

 

Tranh Phật khổng lồ được trải trên sườn núi trong lễ hội Shoton - Photo: whatsonwhen.com

 

 

HOA KỲ: Phật tử Tây Tạng phóng sinh tôm hùm

 

Gloucester, Massachusetts (bang New England) - Một nhóm Phật tử Tây Tạng đă phóng sinh 534 con tôm hùm vào Đại Tây Dương. Từ một chiếc thuyền ngắm cá voi, họ đă trả tự do cho chúng vào lúc hoàng hôn ngày 03-8-2011.

Nhà sư Geshe Tenley, giáo viên thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng Kurukulla (Melford, vùng bắc Boston) là người phóng sinh con tôm hùm đầu tiên.

30 Phật tử thuộc mọi lứa tuổi này đă đến tận trung tâm đánh cá ở vùng bắc Massachusetts để mua 600 pounds tôm hùm từ một người bán buôn hải sản và cứu những sinh vật này khỏi cái chết cận kề.

Việc phóng sinh tôm hùm nói trên nhằm Ngày Chuyển Luân theo âm lịch Tây Tạng, để kỷ niệm buổi thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật. Vào ngày lễ này, công đức cho những việc thiện được nhân lên nhiều lần.

Phật tử từ Trung tâm Kurukulla thường phóng sinh hải sản đắt tiền với số lượng lớn mỗi năm vài lần.

(Reuters - August 9, 2011)

 

Phóng sinh tôm hùm nhân Ngày Chuyển Luân theo âm lịch Tây Tạng - Photo: Reuters

 

 

HÀN QUỐC: Đồ ăn chay của Phật giáo Hàn quốc vào thị trường Âu châu

 

Với đồ ăn chay ngày càng được người ăn chay tại Pháp và Vương quốc Anh ưa chuộng, các loại thực phẩm của chùa chiền Hàn quốc đă bắt đầu tạo được một chỗ đứng đầy hứa hẹn tại thị trường Âu châu.

Phái Tào khê của Phật giáo Hàn quốc cho biết: Vào tháng 5-2012 sẽ có một cuộc triển lăm về chùa Hàn quốc tại Galeries Lafayette, một trong những cửa hàng bách hóa lớn nhất tại thủ đô Paris của Pháp. Cửa hàng cũng sẽ bắt đầu dự trữ thực phẩm chay tại khu hàng tạp hóa của ḿnh.

"Cuộc triển lăm này sẽ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc quảng bá thực phẩm chay Hàn quốc và nền văn hóa Hàn quốc", một vị đại diện của tông phái Tào Khê nói.

(Korea.net - August 10)

 

Đồ ăn chay Hàn quốc - Photo: Korea.net

 

 

HOA KỲ: Cuộc triển lăm "Di sản Phật giáo Pakistan: Nghệ thuật Gandhara"

 

New York, Hoa Kỳ - Từ ngày 09-8 đến 30-10-2011, Viện Bảo tàng Hội Á châu triển lăm các tác phẩm điêu khắc , phù điêu và các tác phẩm bằng vàng và đồng đẹp mắt của Phật giáo từ vùng Gandhara của Pakistan. Phần lowssn số tác phẩm này truwosc đây chưa từng được triển lăm tại Hoa kỳ.

Cuộc triển lăm "Di sản Phật giáo Pakistan: Nghệ thuật Gandhara" cho thấy những ảnh hưởng văn hóa phức tạp - từ các truyền thống Scytho-Parthian đến HY Lạp-La Mă - tạo nên sự tạo tác nghệ thuật đặc biệt của vùng này từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên.

Phật giáo du nhập vào vùng Gandhara vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, khi việc thương mại trên con đường Tơ lụa và các kết nối giao lưu văn hóa từ Địa Tung Hải đến Trung hoa đă thúc đẩy sự truyền bá của tôn giáo này.

(Asia Society - August 13, 2011)

 

Tác phẩm Phật giáo theo phong cách Gandhara - Photo: DNAinfo

 

 

PHÁP: Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp tại thành phố Toulouse

 

Ngày 14-8-2011, tại thành phố Toulouse ở tây nam nước Pháp, trên 7.000 Phật tử và người ủng hộ đă tham dự ngày đầu tiên của 3 ngày thuyết pháp của Đức Đạt lai Lạt ma. Đây là một kỷ lục về số người tham dự đối với một sự kiện như vậy.

Ngồi trên một ghế ngai cao đặt giữa sân khấu của thính pḥng, Đức Đạt lai Lạt ma bắt đầu buoir nói chuyện của ngài trước hàng ngh́n Phật tử Pháp và Phật tử ngoại quốc trước sân khấu và trên các khán đài.

Đây là lần thứ 7 Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp tại Pháp kể từ năm 1991. Số lượng Phật tử của đất nước này ước tính khoảng 800 ngh́n người.

(Newsmania - August 14, 2011)

 

 

TRUNG QUỐC: Bộ sưu tập thư pháp và họa phẩm hiếm có của chư tăng tại cuộc triển lăm ở Bắc Kinh

 

Bắc Kinh, Trung quốc - Trên 200 tác phẩm thư pháp và tranh, một số do các tăng sĩ có uy tín nhất Trung quốc, đă ra mắt tại Cung Văn hóa Dân tộc vào ngày 13-8-2011.

Được tổ chức bởi Hội Phật giáo Trung quốc, cuộc triển lăm 5 ngày này bao gồm 171 tác phẩm thư pháp và 32 họa phẩm của 174 người, trong số đó có các vị trụ tŕ của nhiều tự viện nổi tiếng.

Tổng thư kư hội là Wang Jian cho biết: Sau triển lăm, các tác phẩm sẽ được bán tại cuộc đấu giá từ thiện. Một quyển thư pháp được viết bởi Đại sư 84 tuổi Chuan Yin có giá khởi điểm là 250 ngh́n tệ (39 ngh́n usd).

Ông Wang nói, "Chúng tôi có kế hoạch dùng quỹ để xây dựng một nhà dưỡng lăo nhỏ ở ngoại ô Bắc kinh, làm nơi ở cho khoảng 100 lăo tăng và các thân nhân cao tuổi của họ".

Ông nói thêm rằng hội đă khởi xướng cuộc vận động này v́ hiện nay có thêm nhiều tăng sĩ gặp phải khó khăn trong việc hỗ trợ cho cha mẹ già.

(China Daily - August 15, 2011)

 

Một tăng sĩ xem triển lăm tại Cung Văn hóa Dân tộc ở Bắc Kinh - Photo: Liu Zhen

 

 

 

ẤN ĐỘ: Bang Orissa sẽ phát triển các di tích Phật giáo để thu hút du khách

 

Jajpur, Orissa - Chính quyền bang Orissa sẽ chi 140 triệu Rupee trong ṿng 4 năm để thu hút du khách đến với các di tích Phật giáo tại Langudi, Kaima, Neulipur, Tarapur và các ngọn đồi khác ở huyện Jajpur.

Nhằm mục tiêu là Du lịch Phật giáo tại Jajpur, chính quyền bang sẽ khởi động Mạng mạch Phật giáo bao gồm những điểm hành hương chính có liên quan đến cuộc đời và lời dạy của Đức Phật. Cùng với nhiều địa điểm khác, Lalitagiri, Ratnagiri, Udayagiri, Langudi, Kaima và Neulipur sẽ là một phần của lộ tŕnh này.

Chính quyền bang sẽ xây một tượng Phật cao 150 feet tại đồi Neulipur và một tượng Phật cao 85 feet tại đồi Deuli để thu hút nhiều du khách hơn đến với Du lịch Phật giáo tại huyện Jajpur.

(buddhistchannel - August 15, 2011)

 

Các quan chức sở du lịch và văn hóa bang Orissa tham quan các di tích Phật giáo tại huyện Jajpur - Photo: Orissa Diary

 

 

 

THÁI LAN: Bản dịch "Cuộc đời của Đức Phật" bằng tiếng Thái

 

Cuốn sách "Cuộc đời của Đức Phật" bản dịch tiếng Thái đă được bán tại Chiangmai kể từ tháng 4-2011. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của cố họa sĩ người Miến Điện U Ba Kyi (1903-2000).

Bản gốc do Hội Thanh niên Phật tử Miến Điện (YMBA) xuất bản có 65 tranh minh họa. C̣n bản tiếng Thái in tại Trung quốc, do nhà xuất bản Silkworm Books và được bán tại Trung tâm Sách Suriwong (Thái Lan), gồm 112 trang với 53 tranh. Theo lời nói đầu của nhà xuất bản này th́ 12 tranh kia không được đăng do chỉ nói riêng về lịch sử Phật giáo tại Miến Điện.

Vào năm 1994, sách này cũng đă được Hội Phật giáo Nam tông ở Mỹ in lại bằng tiếng Anh và tiếng Miến Điện.

Tác giả U Ba Kyi là học tṛ của U Ba Nyan (1897-1945), một họa sĩ nổi tiếng khác.

Về sau ông U Ba Kyi nghiên cứu chuyên sâu hơn tại Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Trung quốc.

(suriwongonline - August 16, 2011)

 

 

B́a sách "Cuộc đời của Đức Phật”

 

 và tác giả U Ba Kyi - Photo: S.H.A.N

 

 

 

HOA KỲ: Vụ trộm 2 tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ tại Westport

 

Westport, Connecticut - Sở Cảnh sát Westport và FBI đang điều tra vụ trộm các tác phẩm điêu khắc đầu của 2 vị La hán có niên đại từ 900 đến 1.000 năm. Với giá 800 ngh́n usd mỗi tác phẩm, tổng trị giá của vụ trộm là 1,6 triệu usd.

Được điêu khắc từ đá sa thạch, các tượng này vốn thuộc một bộ sưu tập của tư nhân và được cất giữ tại một nơi không được tiết lộ tại thành phố Westport.

Theo cảnh sát Westport, đây là các tác phẩm điêu khắc thuộc triều đại nhà Đường của Trung Hoa, rất quư hiếm v́ hiện nay trên thế giới chỉ c̣n tồn tại vài tượng loại này.

(Westport - August 17, 2011)

 

Một trong 2 tác phẩm điêu khắc đầu của vị La hán bị đánh cắp -  Photo: Westport

 

 

TÍCH LAN: Cao ủy viên Anh quốc chiêm bái các di tích Phật giáo quan trọng tại Kandy

 

Cao ủy viên Anh tại Tích Lan, ông John Rankin, gần đây đă viếng thành phố Kandy linh thiêng và chiêm bái các di tích Phật giáo quan trọng tại đây. Ông đă đến tham quan Chùa Răng Phật và sau đó viếng thăm các tu viện Asgiriya và Malwatte. Ông đă gặp gỡ các vị sư trưởng của các tự viện này.

Vị Cao ủy viên cũng có dịp dự khán lễ hội Esala Perahera, gồm những cuộc diễn hành trên đường phố được ghi nhận là cổ xưa nhất trong lịch sử thế giới. Ông Cao ủy viên Anh được chứng kiến nền văn hóa Phật giáo, những màu sắc huyền ảo và sống động, cảnh hoành tráng và truyền thống của lễ hội lâu đời này.

Ông nhận xét rằng Kandy là một thành phố xinh đẹp, là trái tim của Phật giáo ở Tích Lan và là nơi rất phong phú về văn hóa và lịch sử.

(urbandharma - August 20, 2011)

 

Cao ủy viên Anh John Rankin đang viếng thăm một Ḥa thượng tại Kandy - Photo: British High Commission- Colombo

 

 

ẤN ĐỘ: Hội nghị thường niên lần thứ 3 của ḍng truyền thừa Drukpa (ADC)

 

Leh, Ladakh - Từ ngày 22-8-2011, tín đồ và người hành hương đă tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 3 của ḍng truyền thừa Drukpa tại thủ phủ Leh của bang Ladakh, Ấn Độ.
Chương tŕnh kéo dài một tuần này đón tiếp trên 1.000 nhà sư Drukpa và khoảng 10.000 tín đồ từ khắp thế giới, trong số đó có các lạt ma và tăng sĩ Bhutan.

Hội nghị do Đức Gylwang Drukpa Rinpoche, vị lănh đạo tinh thần của ḍng Drukpa Kygyu chủ tŕ. Ngoài những buổi thuyết pháp c̣n có một buổi nói chuyện về lịch sử và sự truyền bá của ḍng Drukpa tại Ladakh. Nhiều di tích linh thiêng cũng được trưng bày nhân sự kiện này.

Chương tŕnh sẽ kết thúc với lễ dâng đèn Moehlam và đại lễ cầu nguyện cho ḥa b́nh, hạnh phúc và sự thịnh vượng của thế giới.

(The Buddhist Channel - August 23, 2011)

 

Biểu trưng của hội nghị thường niên ḍng Drukpa lần thứ 3 Photo: Tenzin Namgyel

 

 

NEPAL: Nguy cơ lũ lụt và lở đất đối với tu viện Phật giáo cổ Rinchenling

 

Humla, Nepal - Dân làng Halji ở huyện Humla (tây bắc Nepal) là tín đồ của ḍng Drikung Kagyu. Họ đang rất lo lắng rằng tu viện Rinchenling của họ có thể bị cuốn trôi hoặc hư hại do lũ lụt và lở đất, gây ra bởi sự phun trào của hồ băng trên ngọn núi nh́n xuống ngôi làng.
Tu viện Rinchenling có từ thế kỷ thứ 11 là một trong những tu viện cổ nhất Nepal và rất được sùng kính tại Tây Tạng.

Dân làng Halji nói rằng tu viện lịch sử này bây giờ chỉ nằm cách bờ sông bị nước lũ xói ṃn khoảng 15 mét. Họ sợ rằng di tích linh thiêng 1.000 năm tuổi này có thể bị gây hại khi lần tới hồ băng Tak Tsho lại phun trào như lần vào năm nay.

Trưởng làng là ông Kojuk Objang Tamang nói, "Đây là bản sắc của chúng tôi. Chúng tôi thậm chí không thể h́nh dung được cộng đồng của ḿnh mà không có tu viện, vốn là nền tảng văn hóa tôn giáo của chúng tôi".

Niềm tin vào tu viện của cộng đồng mạnh đến nỗi họ tin rằng cho đến nay tu viện đă cứu họ khỏi lũ lụt và lở đất.

(BBC News - August 24, 2011)

Description: Tibetan monk

Các nhà sư tại tu viện Rinchenling ở Humla, Nepal - Photo: N.V. Khadka



 

HOA KỲ: Trải nghiệm về Phật giáo của Steve Jobs, người sáng lập Hăng Apple

 

Steve Jobs là người đă từ chức Giám đốc điều hành của đế quốc Apple, hăng đă đưa con người hiện đại đến cuộc sống tiện ích trung tâm với máy tính Macintosh khởi đầu vào thập niên 1980 cho đến những mẫu hàng tiện ích mới nhất như iPad iPhone và iPod .

Cuộc đời của Jobs có đủ cả các thành phần của một câu chuyện từ-nghèo-đến-giàu, và c̣n có những trải nghiệm kỳ lạ nhất - trong đó có sự trải nghiệm về Phật giáo:

Là một đứa con nuôi, một sinh viên bỏ dở đại học, Jobs đă chọn nghề máy tính với mục đích kiếm tiền đi Ấn Độ để t́m hiểu về tâm linh. Chàng trai trở thành Phật tử, từ Ấn Độ trở về Hoa Kỳ với cái đầu cạo trọc. Ảnh hưởng của Phật giáo thật mạnh mẽ đến nỗi Steve Jobs đă kết hôn vào năm 1991 trong một buổi lễ do một tu sĩ Phật giáo chủ tŕ.

Sau khóa tu học tại Ấn Độ, Jobs hành nghề kỹ thuật viên và sau đó bắt đầu làm Máy tính Apple cùng với người bạn là Steve Wozniak. Năm 1997, Jobs đă làm thay đổi tương lai của Apple, đưa hăng này trở thành công ty công nghệ có giá trị nhất. V́ vậy, việc từ chức của ông đă đến như một cú sốc đối với nhiều người.

(CMN - August 25, 2011)

Description: Steve-Jobs

Steve Jobs  -  Photo: CMN

 

 

MIẾN ĐIỆN: Đền chùa ở thành phố Bagan

 

Bagan, tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan (thế kỷ thứ 9 đến 13). Các vị vua của triều đại này đă cho xây hàng ngh́n đền chùa tại Bagan.

Ngày nay phần lớn chùa chiền của Bagan bị bỏ hoang, nhưng một số lượng nhỏ hơn vẫn được duy tŕ và sử dụng.

Có 2 phong cách của đền chùa có niên đại từ thời Pagan: Chùa kiểu dân tộc Mon có h́nh vuông, với các cửa sổ có lưới chạm khắc và những bích họa nhiều màu sắc; và chùa kiểu Pagan, thường rộng và thoáng hơn, đưa ánh sáng vào nhiều hơn.

Một trong những ngôi đền nhiều huyền thoại nhất là Shwezigon Paya, đền thờ đầu tiên của Bagan. Đây là một bảo tháp bằng vàng tuyệt đẹp, là nơi lưu giữ một số xá lợi của Đức Phật, và cũng là một điển h́nh nổi bật của sự tổng hợp giữa thuyết vạn vật hữu linh địa phương và tôn giáo mới là Phật giáo: Trên các hàng hiên của Phật tháp này c̣n có những tượng thần bản địa được tôn trí.

(Ezine Articles - August 26, 2011)

 

Description: bao thap

 

Description: bao thap

Bảo tháp Shwezigon Paya ở thành phố Bagan, Miến Điện - Photo: Google

 

 

PAKISTAN: Tái xác định vị trí của di tích Phật giáo tại thành phố Peshawar

 

Peshawar, Pakistan - Một đội kết hợp gồm Ban Giám đốc Bảo tàng và Khảo cổ cùng với Công ty Du lịch Khyber Pakhtunkhwa đă thành công trong việc xác định và tái xác định vị trí của Shahji Ki Dheri, di tích lịch sử nổi tiếng về Phật giáo tại thành phố Peshawar.

Di tích này bị ch́m vào quên lăng sau khi được tái khám phá và khai quật bởi các nhà khảo cổ học cách đây hơn một thế kỷ.

Tọa lạc bên ngoài Cổng Gunj của thành phố cổ Peshawar, đây là di tích có tầm quan trọng phi thường về khảo cổ, là nơi từng có một bảo tháp kỳ vĩ được xây vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

Tháp được những người hành hương Trung hoa mô tả chi tiết trong hồi kư của họ. Sư Huyền Trang đă gọi đây là "ṭa kiến trúc cao nhất" tại vùng này của châu Á.

Bảo tháp ước tính cao bằng một ṭa nhà 13 tầng của thời nay. Nằm liền kề là tu viện thờ 2 vị Thế Thân Bồ tát và Hiếp Tôn giả.

Nhằm xác định và định vị chính xác địa điểm di tích cổ Shahji Ki Dheru, đội khảo cổ đă sử dụng các h́nh ảnh vệ tinh, các bản đồ địa chính cũ và từ hồ sơ lưu trữ.

(buddhistchannel,com - August 28, 2011)