BÁT QUAN TRAI-GIỚI

Thích Tuệ Sỹ

 

 

TU GIỚI

 

Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào th́ đồng loạt các người bịnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xă hội, tŕnh độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.

Bát quan trai giới cũng trong trường hợp như vậy. Tất nhiên, Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xă hội nào. Nhưng v́ tŕnh độ nhận thức, và nhiều lư do khác nữa, một Phật tử nhận thức ư nghĩa của giới pháp một cách cá biệt, và do đó thọ giới với cứu cánh riêng biệt.

Để có thể hiểu rơ sự khác biệt này, trước hết chúng ta nói về chữ tu.

Mọi người đến chùa cầu thọ bát quan trai giới đều có một ư niệm như nhau, là ḿnh đang tu giới. Nhưng, thế nào là tu?

Đối với những Phật tử lớn tuổi, khi mà trách nhiệm đối với đời coi như không đáng kể, đối với  các vị này, tu là cầu phúc. Tu giới ở đây đồng nghĩa với tu phúc. Tức là thọ tŕ giới pháp của Phật để gieo trồng quả phúc, hầu mong đời sau được hưởng. Có người muốn đời sau sang giàu hơn, hoặc thông minh, hoặc có địa vị xă hội cao hơn, cho đến, làm vua làm chúa. Cũng có người mong muốn đời sau được nhiều thuận duyên, để học và thâm hiểu Phật pháp, do đó tŕnh độ tu tập cao hơn.

Đối với các Phật tử như vậy, tu bát quan trai đơn giản là đến xin giới, rồi thực tập quá đường, trang trọng bưng b́nh bát cúng dường mười phương Tam bảo. Do tính cách trang trọng, và những bài kinh chú cúng dường linh thiêng, nên sẽ mang đến nhiều phước báo hơn là tự ḿnh cúng Phật ở nhà. Ngoài việc cúng dường trước khi thọ thực như vậy, Phật tử thọ tŕ bát quan trai không cần học hỏi ǵ thêm về bản chất của giới pháp, ư nghĩa của từng giới tướng. Cho nên, cũng không cần biết công năng của giới này có thể dẫn đến phước báo cao hơn nữa, mà cao nhất là đạo quả vô lậu Niết bàn.

Quan niệm thông thường của thế gian cho rằng tu là sửa: đổi ác làm lành, cải tà qui chánh. Đây là mặt tiêu cực của chữ tu. Tu thân để tề gia, mà cứu cánh cũng chỉ là b́nh thiên hạ. Cứu cánh cũng chỉ lẩn quẩn trong thế gian này, thăng trầm theo con sóng vô thường biến dịch, mang theo trong thân và tâm dấu ấn khó xóa nḥa của quá khứ tham, sân, si, vô lượng phiền năo, cấu uế.

Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đă vững chắc trên Thánh đạo. Trong ư nghĩa này, tu có nghĩa là phát triển, làm cho bản thân càng lúc càng cao thượng ngang tầm Thánh đạo, để càng lúc càng nh́n thấy rơ dấu chân dẫn đến Niết bàn. Tu như vậy là tu giới, tu định và tu huệ. Ba khoản tu tạo thành một chuỗi quan hệ liên tục.

Có người nói: tu cốt tại tâm. Điều này đúng một phần. Nhưng nếu không biết huấn luyện thân, khuất phục nó không buông lung theo bản năng hưởng thụ; ấy thế mà nói đến sự tu tâm th́ nhiều có vẻ không tưởng. Tu thân, chính là tu giới. Tu tâm chính là tu định. Có định mới dẫn đến huệ phát sinh.

Tại sao nói tu thân là tu giới? Trong năm giới của tại gia, và tám giới của cận trụ tức bát quan trai, những điều cần học là ngăn cản thân và khẩu không làm những sự xấu ác.

Tu giới, đấy là trau dồi đạo đức; cũng có thể nói là tu sửa thân tâm, trau dồi phẩm chất đạo đức để cuộc sống của ḿnh thanh cao hơn. Tu định, tất nhiên là không phải tu sửa định rồi. Tu định là tu tập để phát triển năng lực làm chủ thân tâm; tập trung tư tưởng, không buông lung tâm ư, để tăng cường khả năng nhận thức, khai mở trí tuệ. Cuối cùng là tu huệ, cũng không có nghĩa là tu sửa huệ mà có nghĩa là phát triển và nâng cao nhận thức của ḿnh, mở tầm mắt của ḿnh để thấy rơ sự vật.

Trong cái ư nghĩa tu giới, ta hỏi “giới là ǵ?” Thông thường ta hiểu giới là những điều ngăn cấm. Nhưng trong kinh Phật th́ giới c̣n có nhiều nghĩa hơn thế nữa. Giới, ư nghĩa chính của nó, đó là cái phẩm giá của con người. Tŕ giới là giữ ǵn cái phẩm chất đạo đức của ḿnh, cái giá trị con người của ḿnh.

Tu tập giới là nâng cao phẩm giá con người của ḿnh. Nói thông thường là phẩm chất đạo đức, cái làm nên giá trị con người.

Phẩm chất con người là thế nào? Ta sinh ra trong xă hội loài người: sống, lớn lên và chết. Với người b́nh thường, không làm việc ác gây tai hại cho ḿnh, cho xă hội, giữ cuộc đời ḿnh trọn vẹn để chết không hối hận ḿnh đă làm hại người khác. Đạo đức ở đời chỉ cao bằng mức ấy.

Nhưng tu giới của người Phật tử  là nâng phẩm chất con người cao hơn nữa, vượt lên trên giá trị con người hiện tại.

Làm sao ta có thể vượt qua giới hạn con người? Mỗi người sinh ra với mục đích ǵ? Cha mẹ sinh ra ta; lớn lên, có gia đ́nh; có bổn phận đối với gia đ́nh, đối với xă hội, làm thế nào cho gia đ́nh được hạnh phúc và đóng góp cho xă hội được b́nh an. Như vậy là đủ rồi.

Nếu tu tập giới, tự thân thấy có cái cao quư hơn thế nữa.

Cái này không thể nói trong một vài lời mà phải bằng kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tu tập của ḿnh; mới biết thế nào là cao hơn. Ở dưới chân núi không có tầm mắt nh́n, chỉ thấy đến ngọn cây; nhưng có người hướng dẫn ḿnh leo đến đỉnh núi, mới biết là đỉnh núi cao.

Có thể ḿnh không ư thức ḿnh lên cao đến cỡ nào, nhưng một thời gian sau bằng quá tŕnh tu tập th́ có thể thấy. Tu giới phải ư thức như vậy mới thấy có hiệu quả, c̣n không th́ tu giới chỉ làm việc lành gọi là diệu hạnh: làm điều tốt với quả báo đời sau sinh ra giàu sang hơn, hạnh phúc hơn, sáu căn đầy đủ, thông minh hơn. Dù có thông minh cỡ nào, như nhà bác học, vua chúa, th́ cũng chỉ trong phạm vi con người, không chiến thắng nổi cái già, cái chết, c̣n nhiều cái không chiến thắng nổi, nghĩa là ḿnh vẫn làm nô lệ cho một cái ǵ đó mà ḿnh không biết.

Một người sinh ra trong một gia đ́nh làm nô lệ cho người khác; cha mẹ làm nô lệ, cả ḍng họ làm nô lệ, lớn lên ḿnh cũng không biết làm nô lệ cho cái ǵ.

Chỉ có người nào đến mở đường mở lối, chỉ cho biết giá trị của con người, mới biết là ḿnh nô lệ mà t́m cách thoát khỏi thân phận nô lệ của ḿnh. Chúng ta cũng thế: sinh ra ở đời, trăm đời ngh́n đời quen nô lệ cho một sức mạnh nào đó ḿnh không hiểu được, chưa ai hiểu, chưa ai thấy được. Quen như vậy, chấp nhận thân phận đó.

Giống như đứa trẻ sinh ra bị ghẻ lở. Hạnh phúc của nó là được ngồi bên đống lửa, và găi. Càng găi càng thấy đă ngứa; nhưng càng găi th́ càng thêm lở lói. Bà con thân nhân thấy tội nghiệp, muốn hạnh phúc an lạc cho nó, nên đưa đến lương y để trị. Nó la khóc, nói rằng: chú bác, cha mẹ, hung ác; nó đang ngứa mà không cho găi; đang ngồi bên lửa ấm thế này mà mang nó đi đâu, hành hạ nó. Về sau, khi lành hết ghẻ ngứa; bấy giờ bảo tḥ tay găi nó cũng không dám găi; bảo ngồi bên lửa th́ nó nói là nóng quá, đi chỗ khác ngồi.

Chúng ta là những người đang ch́m đắm trong bùn lầy hôi thối, nhưng mấy ai thấy rơ chúng ta đang sống trong bùn lầy? Khó thấy lắm. Như đứa bé sập xuống băi śnh, thấy lún th́ mừng, nói là đất lún hay quá; đến khi ngộp thở th́ hết khóc được.

Đức Phật bằng nhiều phương tiện cứu vớt chúng sinh ra khỏi vũng śnh sinh tử đó. Vớt lên rồi, Ngài khiến cho tắm sạch bằng nước của giới, xông ướp bằng hương thơm của định, và cho đeo tràng hoa chuỗi ngọc bằng huệ. Sau đó người ấy muốn đi đâu th́ đi, với một thân h́nh sạch sẽ thơm tho, bằng ṿng hoa chuỗi ngọc, trở thành một con người cao quư, tham dự tất cả chúng hội nào; các triều đ́nh vua chúa cũng tới được.

Hiểu được ḿnh đang trong śnh lầy, hiểu được thế nào là nguồn nước trong của giới, hương thơm của định và thế nào là tràng hoa an lạc của huệ. Điều này phải hành mới thấy được.

Hành đầu tiên đó là thọ giới. Tùy căn cơ Phật đặt ra nhiều cấp bậc giới. Như mỗi người sinh ra với thể xác khác nhau; người yếu, thân h́nh ốm 35 kg, th́ vác 20 kg; người mập mạnh khỏe có thể vác cả trăm kg. Giới luật được đặt ra cũng vậy. Tùy theo căn cơ, theo tŕnh độ, năng lực đạo đức hay tự kềm chế.

Người học giới theo Phật như đứa trẻ tập đi, tất nhiên phải té; nếu không có bố mẹ d́u đỡ; không thể tự ḿnh ráng gượng dậy tự đi, không thể không té ngă.

Người tu Phật cũng thế. Thọ giới, có thể phạm rất nhiều; nhưng biết là phạm th́ phải sửa. Không ai sinh ra mà đi được liền; dù con vua nếu tập đi mà cung nhân không đỡ th́ cũng té và cũng khóc thôi. Nhưng bản năng té th́ đứng dậy. Có người không nghị lực té xong nằm luôn, không đứng dậy nữa. Như người tu Phật ban đầu tinh tấn, nhưng một thời gian sau thoái hóa, đọa lạc, không bao giờ đứng dậy nổi.

V́ vậy, từ bước đi căn bản, Phật chế ngũ giới.

Nâng cao lên một bậc nữa là bát quan trai giới.

 

Ư NGHĨA BÁT QUAN TRAI

 

Bát quan trai, theo nghĩa đen chữ Hán, là tám điều kiêng cữ, như là tám cửa ải chận đứng các pháp bất thiện. Giới bát quan trai chính xác được gọi là giới cận trụ. Nghĩa là, sống gần đời sống xuất gia, gần chùa chiền, gần nơi thanh tịnh. Tập quen với đời sống thanh tịnh để thấy được giá trị.

C̣n cao hơn nữa, cận trụ được hiểu là tập sống gần đời sống một vị A La Hán, là bậc Thánh xuất thế gian.

Ngoài nghĩa cận trụ, giới bát quan trai c̣n được gọi là giới bố tát hay trưởng tịnh: tŕ giới làm phát triển phần thanh tịnh, những đức tính tốt trong ḿnh.

Cùng một chữ nhưng hai nghĩa: cận trụ, sống gần gũi đời sống cao thượng của một bậc Thánh. Với người xuất gia tất cả giới luật là khuôn mẫu đạo đức đều noi gương đời sống của một vị A La Hán. Mặc dù tâm tư của người ấy có thể c̣n nhiều hờn giận, ham muốn, nhưng bên ngoài, đi đứng nằm ngồi, tác phong đạo đức thường xuyên noi theo gương mẫu của Thánh nhân, học tập theo Thánh nhân. Người tại gia không thể làm được như vậy, mà chỉ có thể tập gần, tập làm quen. Gần như vậy sẽ thấy có một niềm tin rằng thế gian này chắc chắn có bậc thánh, có vị A La Hán, là bậc Chân nhân đạo đức toàn vẹn, dứt sạch tham, sân, si; sống luôn luôn an lạc, không c̣n bị ch́m đắm trong cơi luân hồi đau khổ. Đó là niềm tin hướng thượng, từ đó mà t́m thấy ư nghĩa và hướng đi cho đời sống của ḿnh.

Từ chỗ tin tưởng này, có thể phát triển tính lành, không cần cấm sát sanh, không cần cấm trộm cắp, mà tự nhiên ḿnh sẽ không làm việc đó v́ tin tưởng có một giá trị rất cao mà ḿnh đang học. Đó là nghĩa tích cực của giới. Cho nên, giới không đơn giản có ư nghĩa tiêu cực là sự cấm đoán. Tuy rằng, khi học giới người học được dạy là không nên làm điều  này, hăy nên làm điều kia.

Người khôn ngoan, có trí trong đời, biết rơ đâu  là con đường chí thiện, là đường tốt để ḿnh đi. Đâu là con đường xấu, tự ḿnh tránh; không cần ai cấm. Đó là học giới cho người hiểu biết; có trí tuệ. C̣n đối với người không đủ năng lực để phân biệt những ǵ là cao thượng và thấp kém, th́ những sự cấm cản  là cần thiết. Như người lớn khôn ngoan khi thấy lửa, thấy thuốc độc, không bao giờ tḥ tay lấy và xử dụng một cách vô ư thức.  Nhưng trẻ nít hay người chưa hiểu biết th́ gặp ǵ cũng ăn, cũng uống, rất nguy hiểm. Với những người như vậy tất nhiên cần phải có sự cấm cản; quy định rơ những điều nên làm và không nên làm.

 

Ư NGHĨA THỌ GIỚI

Chỉ các bậc Thánh A-la-hán trong đời mới phân biệt rơ bằng trí tuệ vô lậu rằng cái ǵ độc hại, không độc hại. Ngoài ra, các hạng phàm phu, kể tất cả chư thiên và loài người, bị trùm kín trong màn vô minh u tối, khó có thể định rơ con đường trước mắt ḿnh, nên đi theo lối nào; cũng không thể nhận rơ những ǵ là độc hại; cho nên Phật chế giới, để theo đó mà hành tŕ. V́ vậy, các chúng đệ tử Phật, khi đă quy y Tam bảo, phải thọ tŕ các cấm giới.

Thọ giới là sự phát nguyện một cách tự nguyện tuân thủ những điều Phật cấm, để tự rèn luyện bản thân, tu tập thân và tu tập tâm, nâng cao phẩm chất đạo đức, giá trị hướng thượng của con người của ḿnh. Do sự phát nguyện này, phát nguyện đúng cách, đúng pháp, trong tự thân người thọ giới phát sinh một năng lực gọi là pḥng hộ. Năng lực ấy được thí dụ như là bờ đê, ngăn cản những ḍng nước bẩn không cho chảy vào ao nước sạch.

Tâm ta như hồ nước. Nước vốn trong sạch nhưng chung quanh nhiều rác; và thường xuyên ḍng nước đục từ bên ngoài tràn vào làm vẩn đục, hồ trở thành dơ bẩn và độc hại. Cho nên, cần có bờ đê ngăn lại để cản các ḍng nước bẩn không chảy vào tâm. Vậy nên hiểu theo thí dụ: giới là bờ đê.

Làm thế nào để đắp thành bờ đê và giữ cho vững chắc? Đó là ư nghĩa thọ giới và tŕ giới.

Người không thọ giới Phật cũng có thể sống trọn cuộc đời đạo đức gương mẫu. Nhưng đó là đạo đức bẩm sinh, có tính tự phát. Giống như con nai hiền lành; và suốt đời cũng chỉ hiền lành như vậy, không có ǵ tiến bộ cao cả hơn. Trong người ấy không có năng lực pḥng hộ; do đó không có sự tăng trưởng của giới. Nói cách khác, người ấy sinh ra với tính thiện, như hạt giống tốt, quư hiếm, mà được cất kỹ trong kho, không mang ra gieo trồng th́ không bao giờ thành cây, để cho hoa cho trái.

Mỗi tháng có 6 ngày thọ giới là mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30. Hoặc 8 ngày, nêu thêm mồng 7 và 22.

Trong truyền thuyết tín ngưỡng cổ xưa ở Ấn độ, người đời tin rằng vào các ngày đó ma quỷ thường quấy nhiễu loài người, và cũng là những ngày mà Thiên đế và bốn vị Hộ thế Thiên vương đi tuần hành nhân gian để giúp đỡ những ai làm điều thiện. V́ thế người đời bấy giờ mới bày ra chuyện dâng cúng phẩm vật, cầu khẩn thần linh pḥ hộ, trừ ma quỷ, ban cho nhiều điều phước, nhiều tài lộc, may mắn. Người tin Phật không tin vào những chuyện hối lộ Thần thánh kiểu đó; chỉ tin vào những nghiệp thiện ác do chính ḿnh làm, và những hậu quả lành dữ của nó. Cho nên, thay v́ cúng bái, cầu khẩn, chúng ta tu tập bát quan trai giới.

Mặt khác, người chưa sống ở miền quê th́ chưa thấy được tác dụng của ngày âm lịch. Người miền quê qua nhiều thế hệ có kinh nghiệm nhận thấy rằng tính t́nh con người thường thay đổi theo từng mùa trăng, từng con trăng. Con trăng thay đổi, khi tṛn khi khuyết, tánh t́nh theo đó cũng ít nhiều biến đổi, hiền ḥa hơn hay hung dữ hơn; dễ vui hơn hay dễ cáu gắt hơn. Thọ giới vào những ngày này có tác dụng rất lớn đối với sự tu tập thân tâm.

Ngày nay, đời sống hàng ngày tập trung vào các đô thị lớn, nhật thực nguyệt thực đều ít khi biết nên chu kỳ trăng không cần thiết. Đời sống càng ngày càng xă hội hóa, tại các thành phố chỉ có chu kỳ xă hội, cho nên đến ngày thứ Sáu, hay thứ Bảy trong tuần th́ con người có cảm giác khác với các ngày thường khác, cảm giác ngày chủ nhật cũng khác liền. Vậy không nhất thiết phải theo mùa trăng, mà ngày chủ nhật thọ giới cũng được.

Hiệu lực của sự thọ giới phân làm hai loại. Một là giới tận h́nh thọ, tức phát nguyện thọ rồi th́ tŕ suốt đời; cho đến khi chết th́ giới tự động xả. Hoặc chưa chết, nhưng không c̣n tin tưởng, không c̣n thích thú trong việc tŕ giới, mà tự ḿnh tuyên bố, xả giới, hay bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, bấy giờ giới thể cũng mất.

Thứ hai là giới một ngày một đêm. Đó là giới cận trụ. Sau khi thọ, giới thể chỉ tồn tại luân lưu trong thâm tâm người thọ một ngày một đêm, từ khi mặt trời mọc hôm nay đến mặt trời mọc hôm sau. Hết thời hạn này, giới tự động xả.

Tại các thành phố lớn không thể tính thời hạn một ngày theo ánh sáng mặt trời được, mà phải tính theo thời khắc của đồng hồ. Mốc khởi đầu của một ngày để thọ giới bát quan trai có thể ấn định từ 6 giờ sáng hôm nay cho đến 6 giờ sáng hôm sau. Sau 24 giờ, dù có lên chùa làm lễ hay không, giới vẫn tự động xả. Nếu có lên chùa làm lễ xả, đó chỉ là sự hồi hướng; tức nguyện đem công đức tŕ giới một ngày hướng vào ước nguyện nào đó.

Giới bát quan trai không thể tự thọ; mà cần phải thọ từ một Sa-di hay Tỳ kheo (ni cũng được).

 

(c̣n tiếp một kỳ)

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 10/24/09