SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỘT TÔN GIÁO

KHÔNG THỜ TRỜI

 

Tác giả: Cerf William

Hoang Phong dịch và giới thiệu

 

 

Lời giới thiệu của người dịch:

Nếu dịch thật sát nghĩa th́ tựa của bài viết này phải là Sự chiến thắng hay Sự vinh quang của một tôn giáo không thờ trời. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng Phật giáo từ nguyên thủy chỉ là một lối sống nằm bên ngoài thế tục, hay nói một cách khác là vượt lên trên mọi tranh chấp, chinh phục và tranh đua. Mục đích của Phật giáo không nhắm vào sự chinh phục mà chỉ hướng vào sự giải thoát. V́ thế đối với Phật giáo th́ sự chiến thắng hay vinh quang không có ư nghĩa ǵ cả, mà có thể đấy chỉ là một cách nói phóng đại để làm tăng thêm phần hấp dẫn mà thôi.

Bài báo khá xưa, được đăng trên một tạp chí lớn về thông tin và b́nh luận của Pháp là tờ L’EXPRESS, số ra ngày 30 tháng 7 năm 1998. Khi đọc lại một bài báo cũ, dĩ nhiên là chúng ta sẽ có thêm một lợi điểm mà tác giả không có, đấy là chiều sâu của thời gian. Dựa vào lợi điểm đó chúng ta có thể đánh giá xem những quan điểm nêu lên trong bài báo có vượt được thời gian hay không. Chỉ xin đơn cử một thí dụ cụ thể, tác giả cho biết là chính phủ Pháp thời bấy giờ công nhận con số Phật tử trong nước là 600 000 người, và năm vừa qua (2008) Bộ Nội vụ chính thức công nhận con số này là một triệu người. Tại sao một con số lại mang tính cách quan trọng như thế ? Bởi v́ trong một thể chế dân chủ, vị trí, tiếng nói và quyền lợi của một tập thể do pháp luật bảo đảm luôn đi đôi và tương xứng với tầm vóc của tập thể ấy trong cộng đồng quốc gia. Các chi tiết và các quan điểm khác trong bài viết xin dành cho người đọc nhận định và phán xét. Dù sao th́ bài báo cũng cho thấy một góc nh́n của người Tây phương về Phật giáo nói chung. Góc nh́n đó tất nhiên bị ảnh hưởng bởi văn hóa và giáo dục của họ, và cả bản tính cá nhân của từng người, v́ thế không nhất thiết giống như cái nh́n của mỗi người trong chúng ta. T́m hiểu một góc nh́n khác cũng là một cách giúp chúng ta xét lại và bổ khuyết tầm nh́n của chúng ta về một nền tín ngưỡng lâu đời của Á châu. 

Đây là một bài báo có thể dùng làm đề tài để suy tư về một tôn giáo đang mang lại nhiều tác động trong thế giới Tây phương, tuy nhiên ta cũng không nên chấp nhận toàn thể các quan điểm một cách máy móc. Tác giả có lối hành văn bóng bẩy và lắc léo khó dịch, nhiều quan điểm mang tính chủ quan và quá cứng nhắc, tuy nhiên dầu sao th́ tác giả cũng đă thành công khi đưa ra nhiều góc nh́n khá bao quát và chính xác. Trong phần cuối của bài, trái lại ông đă thả lỏng cho sự chủ quan tung hoành v́ thế có nhiều đoạn hơi quá tự tin và không được chính xác lắm. Những sơ xuất đó cũng cho thấy sự hiểu biết đôi khi c̣n phiến diện và thiếu sâu sắc của ông về Phật pháp. Dầu sao th́ sự nhiệt t́nh và ḷng hăng say tuôn ra từ ng̣i bút của ông cũng thừa sức để bù đắp cho những khiếm khuyết nhỏ nhặt vừa kể. Bài viết dành cho độc giả Tây phương v́ thế người dịch thiết nghĩ một vài chú thích nhỏ cũng có thể cần thiết để giúp người đọc theo dơi bài viết dễ dàng hơn. (Hoang Phong)

 

Phần lược dịch:

Ḥa hợp giữa vô thần và tâm linh, thân xác và tâm thức, Phật giáo đă chinh phục được con tim của hàng ngàn người Pháp, tuy nhiên cũng không phải là không có những hiểu lầm.

Tuy rằng Phật giáo không nhất thiết sẽ bước vào thiên kỷ thứ III với tiếng kèn trống vang lừng, nhưng chắc chắc Phật giáo sẽ bước vào với tiếng kinh, câu kệ và những lời tụng niệm mà thế kỷ XX tưởng rằng đă có thể bóp ngạt được. Quả đúng là một sự phục thù, vâng đúng thực là một sự phục thù, một sự phục thù của tâm linh trước vật chất, của linh thiêng trước thuần lư, của suy tư trước sự tiêu thụ. Sự kiện trên đây quả thật là một sự ngạc nhiên kỳ  thú, đồng thời nó cũng báo trước một t́nh trạng khó tránh là những cảnh ngược đời sẽ có thể xảy ra. Dầu sao th́ cũng không nên quá ngạc nhiên v́ người ta đều hiểu rằng những ǵ tồi tệ vẫn thường xảy ra bên cạnh những ǵ tốt đẹp nhất.

Có nhiều người mất hết cả định hướng, t́m cách an trú trong quá khứ hoặc đi t́m con đường Đạo mà cứ tưởng rằng địa cầu «nhỏ bé như một ngôi làng». Thản nhiên, cuồng tín hay ḥa đồng..., mỗi người mỗi cách, cứ thế mà họ tự vạch lấy cho ḿnh một con đường xuyên qua những hành lang ngoắt ngéo trong chiếc tháp Babel (1) của thời hiện đại. Thế kỷ này đang mở ra không những để đón nhận những con người biết quay về với tôn giáo như trường hợp của họ, mà c̣n có trọng trách phải tu sửa lại toàn bộ nền tảng văn hóa và triết học mà nền văn minh Do-thái-giáo – Thiên-chúa-giáo phải đứng ra gánh chịu mọi chi phí.

Sự thức tỉnh của những con người biết trở về với tôn giáo không phải là một sự kiện tượng trưng cho sự chiến thắng của Jéhovah (2) mà ngược hẳn lại như thế th́ đúng hơn. Ngày nay, t́nh trạng tương quan theo chiều ngang – tức mối tương quan b́nh đẳng giữa con người và thế giới –  đang thắng thế so với  mối tương quan siêu nhiên theo chiều dọc – tức là sự tùng phục trước một Đấng-Tối-Cao. Xuất hiện từ lâu đời, cái nền tôn giáo nhập cảng từ Á châu ấy không phải chỉ để quyến rũ giới tài tử phim ảnh đang bị khủng hoảng tâm linh mà thôi. Cái tôn giáo đó đă chinh phục được con tim của hàng ngàn người Pháp, mạnh cho đến mức mà chính quyền đă phải ước lượng con số Phật tử lên đến 600 000 người. Quả thật có đến hai sự nghịch lư đă xảy ra cho cái xứ sở tự nhận ḿnh vừa là «quê hương của Ánh sáng» lại vừa là «người chị cả của Thiên chúa giáo». Thật vậy, để giải thích cho những điều nghịch lư đó nhóm người theo Phật giáo đă đáp lại một cách thật ôn tồn: «Quả đúng như thế, tôn giáo của chúng tôi không hề chống lại chủ nghĩa duy lư và đạo Thiên chúa». Có đúng thật như thế hay chăng? Dư luận chung đều cho rằng quả là đúng như thế. Năm 1994, một cuộc thăm ḍ kết hợp hai tổ chức Sofres và Le Figaro (3) đưa ra con số hai triệu người Pháp xem Phật giáo là tôn giáo mà họ quư chuộng nhất.

Những người được thăm ḍ đă bày tỏ sự quư chuộng Phật giáo của họ, nhưng không nhất thiết đấy là một cách nêu lên ước vọng của họ được trở thành một Phật tử. Tuy nhiên phong trào mến chuộng Phật giáo có vẻ đang lan tràn rộng lớn, sự kiện đó có thể là do ranh giới của phong trào chưa được xác định rơ rệt. Nhiều người vẫn từng phát biểu rằng «Phật giáo ngự trị trong tim tôi» tuy nhiên họ vẫn chịu phép rửa tội Thiên chúa giáo, hay là vẫn c̣n giữ đức tin của Tin lành, hoặc tự nhận là đă lớn lên với truyền thống Do thái giáo. Nếu hiện nay đă có 10 000 người hay hơn thế nữa đang tu tập Phật giáo một cách chuyên cần mỗi ngày, th́ đồng thời cũng có ít nhất 100 000 người khác lui tới các thiền viện và những nơi ẩn cư. Thêm vào đó c̣n có hàng ngàn người nhiệt thành hơn thế nữa và họ đang tu tập thiền định theo các truyền thống Phật giáo (Zen, Yoga, cách luyện tập thư giăn, dưỡng sinh, tu học Phật pháp, ẩn cư, y khoa êm dịu, shiatsu (trị liệu bằng xoa bóp và ấn huyệt) v.v...). Tổng kết có khoảng 150 000 người Pháp rất kiên tŕ. Để chứng minh cho đủ con số 600 000 Phật tử mà Bộ Nội vụ đă công nhận th́ cần phải kể thêm các tập thể quan trọng người Á châu (phần lớn là người Việt-Nam) đang sinh sống một cách hài ḥa trên đất Pháp. Thành phần ṇng cốt đó đă tỏa sáng và ảnh hưởng sang những người Pháp chung quanh, nhất là nhờ vào những tấm gương cá nhân của họ. H́nh ảnh về một cuộc sống an vui bắt nguồn từ Phật giáo tỏa rộng ra như những ṿng tṛn đồng tâm, bao trùm cả một dân tộc được thừa hưởng một nền giáo dục cao. Thật ra sự truyền bá rỉ tai có tính cách chọn lọc đó đă liên kết với phong trào thiện cảm lớn lao mà các cơ quan truyền thông có tầm vóc toàn cầu đang quảng bá. Về khía cạnh này gương mặt của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vụt trở thành một biểu tượng lớn. H́nh ảnh một nhà sư tươi cười và đơn sơ, không vướng mắc vào những thứ trang sức màu mè đă chống lại và hóa giải h́nh ảnh của các nhà lănh đạo thuộc vào ba tôn giáo lớn dựa trên Kinh Sách (Do thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo), h́nh ảnh của Đức Đạt-Lai lạt-Ma cũng đă dự phần không nhỏ vào sự lôi cuốn của Phật giáo. H́nh ảnh hiền ḥa, thanh thản và yêu đời của một nhà sư thể hiện qua sự trong sáng tỏa rộng ra chung quanh chính là loại h́nh ảnh mà các nhà lănh đạo Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo đôi khi đă đánh mất. H́nh như Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đôi khi cũng tỏ ra ái ngại khi nhận thấy sự thành công của ḿnh hơn hẳn so với các vị lănh đạo các tôn giáo «cạnh tranh» khác.  Đúng hơn th́ Ngài chỉ thừa hưởng một cách gián tiếp t́nh trạng vỡ mộng mà các tôn giáo độc thần già nua đă tạo ra mà thôi. Chính chỗ vỡ mộng đó là kho dự trữ quan trọng nhất cất giấu những niềm thiện cảm đối với Ngài.

 

Chống lại quyền bá chủ của Bà-la-môn 

Muốn t́m hiểu sự lớn mạnh của Phật giáo th́ trước hết phải nh́n vào những góc cạnh yếu kém của hệ thống tư tưởng Tây phương. Tập san văn hóa Les Cahiers du Sud (4) trong một số đặc biệt phát hành năm 1940 với tựa đề «Thông điệp ngày nay của nước Ấn» đă đưa ra những lời phân tích thật trong sáng: «Cứ mỗi lần nền tư tưởng Tây phương rơi vào gọng kềm của mâu thuẫn th́ nền tư tưởng đó lại tự hỏi là khoa học sẽ đưa về đâu trong tương lai, và mỗi lần như thế lại quay sang cầu cứu với Ấn độ, cha đẻ của mọi thứ huyền thoại và các trào lưu tinh thần». Bài báo được đăng vào những ngày cuối cùng trước khi nước Pháp thất trận trước sự tiến quân của Đức quốc xă, và có lẽ v́ thế mà chẳng có ai thèm để ư đến. Bỗng nhiên hôm nay bài báo lại tự khoác cho ḿnh những giá trị của một lời tiên tri. Các nhân vật như Richard Gere (5), Jean-Claude Carrière (6), Matthieu Ricard (7) (con của thành viên Hàn Lâm viện Jean-Francois Revel (8)) đă trở thành Phật tử, đồng thời một số các nhân viên cao cấp bị khủng hoảng tâm thần, các giáo sư dạy toán bị bịnh trầm cảm, các bà thư kư ly dị chồng... và vô số những người khác nữa cũng đă trở thành Phật tử. Muốn hiểu tại sao lại xảy ra sự kiện đó th́ có lẽ phải lên đường du hành sang quê hương của Đức Phật là Ấn độ để t́m lấy câu trả lời.

Khi Đức Phật ra đời vào khoảng 560 năm trước chúa Jêxu ở Ca-tỳ La-vệ (Kapilavashu), một nơi cách thành Ba-la-nại (Bénares) 240 kilomét, th́ nước Ấn lúc đó c̣n đang bị một tôn giáo dựa vào kinh Vệ-đà  (9) thống trị. Nền tín ngưỡng đó được thiết lập dựa vào một bộ kinh mang tên là Vệ-đà (có nghĩa là sự hiểu biết), gồm sáu tập ghi chép những điều giáo lư căn bản viết bằng tiếng Phạn (một loại ngôn ngữ Ấn-Âu có cùng một nguồn gốc với ngôn ngữ I-ran). Một cách vắn tắt th́ đấy là một thứ tôn giáo thật đơn giản: chỉ nhắm vào việc thực thi các nghi lễ hiến dâng hướng vào các vị trời để đổi lấy sự an b́nh và cứu rỗi. Tuy nhiên khi đă nói đến «hiến dâng» th́ phải nói đến các người «giáo sĩ» đứng ra hiến dâng. V́ thế đă sinh ra một tầng lớp tăng lữ rất thế lực gọi là những vị Bà-la-môn, họ đứng ra tóm thâu quyền kiểm soát toàn thể xă hội Ấn. Để duy tŕ quyền lực đó họ đă thực thi những việc thật lố lăng là phân chia xă hội Ấn thành bốn giai cấp, và sự phân ch́a chia này vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay, quả thật đấy là một điều bất hạnh lớn lao nhất cho nước Ấn.

Chính v́ muốn chống lại sự thống trị của Bà-la-môn mà Phật giáo đă khởi xướng (10). Trùng hợp với thời kỳ bành trướng của tôn giáo Vệ-đà, bản chất tâm linh vô cùng phong phú của nước Ấn đă làm phát sinh ra một sự tin tưởng rất phổ cập và đại chúng, ấy là thế giới ta-bà (samsara), và khái niệm này xuất hiện trước thời kỳ của Đức Phật rất lâu (11). Thế giới ta-bà là ǵ ? Chính là một thứ địa ngục siêu h́nh phát sinh từ giáo lư luân hồi. Nói thẳng ra là mỗi sinh linh đều phải trải qua một chuỗi dài bất tận gồm những chu kỳ hiện hữu tiếp nối nhau, mỗi kiếp sống cho một chu kỳ, mỗi kiếp sống của con người thuộc vào một trong những chu kỳ hiện hữu bất tận đó.

Tại sao con người lại phải gánh chịu sự tái sinh liên tục như thế ? Chính v́ nghiệp, tức là hành động của mỗi người. Sự sống của ta hôm nay là kết quả phát sinh từ chính những hành động của ta trong sự hiện hữu trước đây. Lời Phật dạy như sau: «Con người hành động như thế nào th́ sẽ tái sinh trong một kiếp sống tương ứng như thế ấy». Nếu hôm nay đời tôi thật là khổ sở, có nghĩa là trong kiếp trước tôi đă làm những việc sai trái, và ngược lại. Nghiệp của tôi, tức hành vi của tôi hôm nay sẽ giữ một vai tṛ then chốt giúp cho tôi có thể tránh được hay không tránh được những khổ đau trong tương lai. Và giải pháp duy nhất giúp cho tôi tự giải thoát khỏi cái chu kỳ khắc nghiệt của luân hồi là phải tự tạo lấy cho ḿnh một nghiệp tốt. Đức Phật nói rằng: «Chính là nghiệp sẽ phân loại con người thành cao cả hay thấp hèn ».

Một bên là quyền lực Bà-la-môn và một bên là hậu quả phũ phàng của nghiệp báo đă tạo ra một bối cảnh tôn giáo đầy lo sợ vào thời kỳ của Đức Phật. V́ thế mà Vị Hiền triết Vĩ đại của chúng ta đă tập trung tất cả suy tư và sự hiểu biết của ḿnh để t́m ra con đường giải thoát.

Sinh ra trong một gia đ́nh hoàng tộc họ Cồ-đàm, Đức Phật được vua cha đặt tên là Sĩ-đạt-ta (có nghĩa là người đă thực hiện được hoài bảo của ḿnh). Ngài hưởng một cuộc sống đế vương, và theo truyền thuyết th́ vua cha ra lịnh không có ai được phép để cho Ngài nh́n thấy những cảnh tượng khổ đau của con người. Tuy nhiên, sau bốn lần được ra khỏi hoàng thành và mặc dù đă được đoàn tùy tùng bảo vệ cẩn thận, Sĩ-đạt-ta vẫn bị chấn động sâu xa khi nh́n thấy bốn h́nh ảnh cực mạnh : một người già, một người bệnh, một xác chết, và h́nh ảnh thứ tư lại là một chiếc ch́a khóa giúp ra thoát những thứ đớn đau đó, đấy là h́nh ảnh của một người tu hành.

Sĩ-đạt-ta từ bỏ hoàng cung, xa rời cả vợ lẫn con, để theo đuổi trong bảy năm liền cuộc sống khổ hạnh của những vị Bà-la-môn, tu tập theo cái lối «hành xác» mà sau này Ngài cho là quá «buồn chán, không đáng và vô ích». Một tôn giáo chỉ biết đơn thuần chấp hành nghi lễ và tôn vinh thần thánh chẳng những không thể nào thuyết phục được Ngài, và nhất định cũng sẽ không thể nào giúp cho Ngài t́m thấy một lối thoát. Sau đó tại một nơi gọi là Âu-lâu-tần-loa (Uruvela) phía nam thị trấn Hoa-thị-thành (Patna) dưới một gốc cây bồ đề Ngài đă đạt được Giác ngộ (bodhi). Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm trở thành một vị Phật (vị Giác ngộ), khi đó Ngài được 35 tuổi. Ngài bắt đầu thuyết giảng về cái chân lư mà Ngài đă quán nhận được. Trong lần thuyết pháp đầu tiên, Ngài nêu lên khái niệm về «Tứ diệu đế» làm nền móng cho Đạo Pháp của Ngài, đấy là bài Thuyết giáo lừng danh nơi thành Ba-la-nại (Bénares). Ngài đă nói lên như sau: «Này, hỡi các tỳ-kheo, đây là sự thực cao quư về khổ đau. Sinh là khổ đau, già là khổ đau, bệnh tật là khổ đau, chết là khổ đau, phải gánh chịu những ǵ ḿnh không thích là khổ đau, phải xa ĺa những ǵ ḿnh yêu quư là khổ đau, không đạt được những ǵ ước muốn là khổ đau, năm thứ cấu hợp của sự bám víu là khổ đau». Đó là Sự thật thứ nhất trong số Bốn Sự thật Cao quư. Sự thật thứ hai liên quan đến nguồn gốc của khổ đau, tức là «sự bám víu vào những thứ thích thú của giác cảm». Sự thực thật thứ ba là sự chấm dứt khổ đau. Sau hết Sự thực thật thứ tư là con đường đưa đến chấm dứt khổ đau.

Sau lần thuyết pháp ấy và trong suốt hơn bốn mươi năm sau đó, Đức Phật đă liên tiếp thuyết giảng và thu nạp đồ đệ. Năm vị tu sĩ đầu tiên được nghe giảng đă đi theo bước chân của Ngài và sau đó đến lượt các đoàn người đông đảo cũng bước theo. Họ bị thu hút bởi một sự an b́nh thoát ra từ vị Thầy của họ và đang tỏa rộng chung quanh. Đức Phật tịch diệt lúc 80 tuổi và Ngài chỉ để lại cho các đệ tử một lời dặn ḍ duy nhất: «Tất cả các thành phần cấu hợp tạo ra con người đều phù du. Các con hăy chuyên cần tu tập để tự giải thoát lấy cho các con». Tuy nhiên chúng ta cũng phải tự hỏi sự giải thoát ấy là ǵ?

Đối với Đức Phật, không có vị Trời nào sáng tạo ra vũ trụ cả, không có thiên đường cũng chẳng có địa ngục,  chẳng có Vị nào cứu thế và cũng chẳng có Ai chết đi sống lại. Mọi sự hoàn toàn không phải thế. Phật giáo không quan tâm đến những chuyện siêu h́nh, không thắc mắc nguồn gốc của thế giới là ǵ, kể cả các khái niệm về tốt và xấu (12). Giáo lư của Đức Phật vô cùng thực tế, được xây dựng trên một sự nhận xét thật hiển nhiên: tất cả đều là khổ đau. Một sự yếm thế phủ nhận tất cả, kể cả khái niệm về linh hồn và vô hiệu hóa cả những nghi lễ mang tính cách tôn giáo. Trong bối cảnh mà Trời cũng không có, th́ những chuyện thần bí, hiến dâng, thánh lễ, hoặc bất cứ một h́nh thức lễ lạc màu mè nào c̣n có giá trị ǵ nữa? Sự giải thoát chỉ tùy thuộc vào hậu quả duy nhất của nghiệp và sự tu tập giúp thoát ra khỏi ṿng khổ đau của thế giới ta bà. Đức Phật chủ trương vô thần (13), có thể nói là duy vật nữa. Giáo lư của Ngài chỉ nhắm vào một mục đích duy nhất : ấy là sự giải thoát.

Muốn đạt được sự giải thoát th́ phải theo con đường «bát chánh đạo». Con đường đó là: «hiểu biết đúng, suy nghĩ đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng và tập trung đúng»! Nói thẳng ra nếu như Phật giáo không phải là một tôn giáo và cũng chẳng phải là một nền triết học, th́ nhất định nó phải là một nền luân lư kỷ cương. Con đường cao quư của bát chánh đạo là bí quyết giúp con người vượt thoát khỏi sự ràng buộc của khổ đau, điều đó có nghĩa là tự ḿnh phải nỗ lực. Theo lời dạy của Đức Phật th́ tất cả mọi khổ đau của con người đều phát sinh từ «cái tôi». Tuy nhiên trên thực tế th́ cái tôi lại không có v́ đấy chỉ là một ảo giác. Ngược lại với Thiên chúa giáo, đối với Phật giáo th́ khái niệm về một cái tôi bất diệt, lệ thuộc vào một nguyên lư thiêng liêng của Vũ trụ phải được đánh đổ và hoàn toàn loại bỏ. Cái tôi có thể xem như là một h́nh thức đ̣i hỏi và thèm khát vô độ, và v́ thế cái tôi sẽ áp đặt quyền lực của nó lên tất cả những hành động của chính ta, v́ vậy phải làm cho nó câm miệng lại từ trong tận cùng của đáy ḷng ḿnh. Theo đúng con đường bát chánh đạo th́ sẽ thực hiện được điều đó. Dứt bỏ được mọi sự thèm khát, mọi sự cầu xin và dục vọng bằng cách tuân thủ các giới luật kỷ cương mà Đức Phật đă chỉ dạy sẽ làm cho cái tôi tan biến.

Chấm dứt được sự thèm khát và dục vọng sẽ làm cho bộ máy tái sinh bất tận dừng lại và thế giới ta bà sẽ bị đánh tan. Khi đó ta sẽ đạt được «niết bàn chưa toàn vẹn» và sau cùng chỉ c̣n chờ tháo gỡ lớp vỏ bọc thân xác này của ta bằng cái chết để nhập vào «niết bàn hoàn hảo».

 

 

Dung ḥa giữa vô thần và tâm linh

Toàn bộ cấu trúc kỳ diệu về tâm linh của Phật giáo đă bám rễ thật sâu vào các nền văn hoá Ấn độ và Á châu và không thể tách rời ra được. Tuy thế nó vẫn hàm chứa tất cả các khía cạnh tân tiến cần thiết để thu hút người Tây phương. Cái «phẩm tính» cao hơn hết của Phật giáo – mà các nhà thần học Thiên chúa giáo tranh nhau lên án như là một thứ sơ hở tệ hại nhất – chính là sự khiêm tốn. Thật ra cũng chẳng cần phải biết ai đă đứng ra sáng tạo cái thế giới này và rồi nó sẽ đi về đâu : triết học siêu h́nh chỉ là một sự tự biện hoàn toàn vô ích. Đức Phật chỉ cần nêu lên một con đường giải thoát cho mỗi con người là đủ. Phẩm tính thứ hai của Phật giáo là khả năng hội nhập vào bất cứ bối cảnh tín ngưỡng nào. V́ lẽ không quan tâm đến Trời cho nên Đức Phật chỉ ngỏ lời với con người mà thôi, nhất là đối với những người vô thần và cả với những người đă tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả các thánh lễ rửa tội cho họ (hai nhóm người này đều rất đông trong thế giới Tây phương). Tinh thần bao dung của Phật giáo được thiết lập trên căn bản hài ḥa, không loại trừ bất cứ một nền tín ngưỡng mang tính cách thần khải nào cả, và tinh thần đó đă giúp cho Phật giáo phát triển trên những mảnh đất thấm nhuần Do-thái-giáo – Thiên-chúa-giáo. Ngoài ra, dù cho con đường bát chánh đạo có tỏ ra là một thứ kỷ cương quá khắt khe đi nữa, th́ nó cũng chẳng nghĩa lư ǵ so với những giáo điều làm nền tảng cho đạo Thiên chúa. Thật thế, các giáo điều của Thiên chúa giáo đang phải cưỡng lại một cách khó khăn trước ngưỡng cửa của thiên kỷ thứ III...

Tự nhận là người Phật giáo có nghĩa là tu tập theo một tôn giáo không thờ trời, hoà đồng giữa vô thần và tâm linh, tự chọn lấy cho ḿnh một nền tảng luân lư không mang sức ép của tội lỗi! Như thế th́ c̣n đ̣i hỏi ǵ hơn nữa?

 

(c̣n tiếp một kỳ)

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/21/11