Phật Giáo và

ḥa b́nh thế giới

 Nguyên tác: Bổn Tánh

Thiện Long – Hàn Long Ẩn dịch 

 

Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an b́nh toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát ḍng sông êm dịu.

Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một b́nh diện nào đó của địa cầu, hướng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xă hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đă và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an b́nh trên quả địa cầu này.

Phật giáo là một tôn giáo ḥa b́nh, dốc sức cho ḥa b́nh. Đức Thích Ca Mâu Ni là một sứ giả ḥa b́nh, Ngài thông qua việc khắc phục sự bất an và giao động của nội tâm, bệnh thái và khuyết hăm để đạt đến b́nh an nội tại, từ đó thoát thai hoán cốt, giải thoát tự do, trở thành người hạnh phúc và giác ngộ. V́ thế, ḥa b́nh là giá trị cần yếu của nhân loại. Đức Phật đă thể hội sâu sắc điều đó. Vậy, làm thế nào để đem lại ḥa b́nh cho thế giới?

Đức Phật dạy chúng ta: Thế giới do nhân duyên ḥa hợp mà sinh ra, là một chỉnh thể các dạng quan hệ nằm trên sự tương tục nhân quả của thế gian, nương tựa lẫn nhau.  Con người, sự vật đều tuân theo một quy luật nhân quả có tầng thứ nhất định. Vận mạng của cá thể và vận mạng của toàn thể tương liên chặt chẽ với nhau. Duy Ma Cật từng nói: “Ta và chúng sanh là nhất thể, lấy bệnh chúng sanh làm bệnh của ta, lấy bệnh của ta làm bệnh chúng sanh. Cá thể không tự ḿnh sinh tồn, không tự ḿnh điều tiết và phát triển, nó là một điểm trong mạng lưới thế giới trùng trùng vô tận.” V́ vậy, quy luật quan hệ của thế giới là “bứt dây động rừng”, một khi cái này hưng thịnh th́ sẽ kéo theo những cái chung quanh hưng thịnh và ngược lại. Đức Phật dạy: “Sở hữu chúng sanh, giai hữu Phật tánh, nguyên bổn thanh khiết, nhất luật b́nh đẳng.” (Tất cả chúng sanh, đều có Phật tánh, nguồn gốc thanh khiết, hết thảy đều b́nh đẳng.) B́nh đẳng ở đây không chỉ là không đồng quan điểm, không đồng quần thể, không đồng nhân chủng mà c̣n là siêu việt nhân loại, phổ quát tất cả chúng sanh trong vũ trụ.

V́ thế, Phật giáo yêu cầu chúng ta trong quan hệ giữa chúng sanh, xă hội, tự nhiên, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau, ḥa b́nh cộng xứ; nên tùy duyên đại từ, đồng thể đại bi; nên thương người như thương ḿnh, không tàn sát lẫn nhau; tôn trọng lẫn nhau, không nên coi thường nhau; bắt tay ḥa khí, phá trừ tự ngă, vứt bỏ tự hiềm, mang tâm b́nh đẳng; cùng nhau liễu giải, không tự phong bế; nên “không làm các điều ác, gắng làm các việc lành”; không v́ sự an lạc chỉ cho chính ḿnh, mà luôn nguyện chúng sanh thoát ly khổ năo; nên trang nghiêm quốc độ, lợi lạc hữu t́nh.

Phật giáo phản đối chiến tranh, đề xướng ḥa b́nh. Bởi lẽ, có chiến tranh là có sát hại. Phật giáo kịch liệt phản đối sát hại sinh mạng, bao gồm con người và cả động vật cấp thấp. Cho rằng, chúng sanh đều giống chúng ta vậy, đều ham sống sợ chết. V́ lẽ đó, lấy ḷng ta mà suy ra ḷng người để rồi đem đến cho họ ḷng từ bi rộng lớn, ḷng thông cảm vô biên. Đại Trí Độ Luận viết: “Trong tất cả các tội, sát sanh là tội nặng nhất; trong tất cả các công đức, không sát sanh là công đức đứng đầu; phạm vào giới sát sanh, giết hại các loài động vật, tự ḿnh giết, bảo người khác giết, vui nh́n người khác giết, giúp người khác giết, cùng đều có tội.” Phật giáo cho rằng, chiến tranh tuy có chánh tà, nhưng chiến tranh không bao giờ được con người cổ xúy và khen ngợi. Đức Phật cự tuyệt mọi h́nh thức của chiến tranh, bởi lẽ, bất luận h́nh thức chiến tranh nào cũng mang lại sự hủy diệt nhân loại, hủy diệt chúng sanh và hủy diệt địa cầu. Ngài quan niệm, chiến tranh là dẫn đến con đường khổ nạn. Sẽ không có người chiến thắng, chỉ có kẻ chiến bại. Kẻ được gọi là người chiến thắng ấy sẽ đắm ḿnh trong kiêu ngạo; kẻ được xem là người chiến bại ấy th́ ngập ch́m trong đau khổ. Muốn nhân loại an b́nh, phải vứt bỏ khái niệm thắng bại, loại trừ chiến tranh. Đức Phật dạy: “Chiến thắng hàng vạn quân không bằng tự chiến thắng ḿnh, v́ tự chiến thắng ḿnh là chiến công oanh liệt nhất.” Ngài cho rằng, chinh phục sẽ dẫn phát cừu hận, cừu hận sẽ dẫn phát chiến tranh, h́nh thành một ṿng luân chuyển chiến tranh không bao giờ chấm dứt. Cừu hận không thể chấm dứt bằng cừu hận. V́ vậy, cừu hận chỉ nên dùng thiện ư, ḷng bao dung mới có thể ḥa giải được. Đức Phật dạy: “Lấy nhu thắng cương, lấy thiện thắng ác.” Cho nên, khi nóng giận ta phải biết trầm tĩnh. Phật giáo quan niệm, thắng lợi đến từ lời nói ôn ḥa, giải quyết xung đột nên dùng lời nói từ tốn, dịu dàng mới có thể mang lại kết quả khả quan như ư muốn. Đức Phật dạy: “Các ngươi dùng lời nói để nói, lấy lưỡi làm vũ khí, xây dựng nền ḥa b́nh chân chính.” Bản chất của chiến tranh là bạo lực phi lư tánh, đức Phật khuyên người nắm quyền hành một đất nước phải lấy ḥa b́nh làm nền tảng cho việc trị quốc an dân. Ngài từng nói với vua A Tư Nặc rằng: “Quân vương nên thương dân như con, không lấy quyền thế áp bức người dân, cuộc sống luôn b́nh đẳng, không có ǵ quư bằng mạng sống con người, nên điều chỉnh việc làm sai trái của ḿnh, rộng lượng với người khác, không xây dựng hạnh phúc của ḿnh trên nỗi đau của kẻ khác, nên giúp đỡ kẻ khổ nạn, an ủi người ưu phiền, cứu tế người bệnh tật. Quân vương nên v́ chúng sanh mà mưu cầu hạnh phúc.” Ngài dạy tiếp: “Nhà vua lấy chính pháp mà trị v́, không nên dùng đao kiếm th́ đất nước sẽ an ổn.” Đức Phật không chỉ trực tiếp phản đối chiến tranh mà c̣n phản đối việc mua bán chế tạo vũ khí. V́ rằng, càng có nhiều vũ khí, trước tiên sự đe dọa đến tính mạng càng tăng thêm. Ngài xác định, trí tuệ thanh khiết là vũ khí lợi hại nhất để vượt qua chiến tranh. Ngài dạy chúng đệ tử nên “Thân ḥa đồng trú, khẩu ḥa vô tránh, ư ḥa đồng duyệt, giới ḥa đồng tu, kiến ḥa đồng giải, lợi ḥa đồng quân.”  V́ rằng, ḥa hợp, thanh tịnh, an lạc là ba đức tính lớn của Tăng già. Đức Phật không chỉ dựa trên lư luận đề xướng ḥa b́nh, phản đối xung đột chiến tranh, mà trong đời sống thực tiễn tự bản thân Ngài đă hành tŕ. Vua Lưu Ly từng  ba lần đem đại quân sang chinh phạt nước Ca Tỳ La Vệ, đức Phật  ba lần đích thân khuyên bảo vua Lưu Ly băi binh ḥa giải. Có một lần, bộ tôc Câu Lợi với bộ tộc Thích Ca tranh giành nguồn nước, cuộc nghênh chiến chuẩn bị xẩy ra th́ đức Phật đă kịp đến và nói với họ rằng: “Lấy máu đổi nước, xin hỏi: nước quư hay máu quư?” Hai bộ tộc nghe xong tỉnh ngộ, liền buông bỏ vũ khí. Trong tác phẩm “Kính úy sinh mạng” của Schweitzer (1875-1965), người đoạt giải Nobel ḥa b́nh năm 1952, có đoạn viết: “Thiện là bảo tŕ, trân quư và thực hiện việc phát triển giá trị sinh mạng đến mức cao nhất. Ác là hủy diệt, tổn hại và làm ngưng trệ sự phát triển sinh mạng. Đây là nguyên tắc vật lư tất yếu, phổ biến tuyệt đối”. Đức Phật lấy thiện thắng ác, lấy nhu thắng cương, lấy ḥa chế thắng. Chiến tranh và xung đột không thể không làm tổn hại đến sự ḥa b́nh nhân loại. Tiếp nữa, chúng ta cần đề cập đến các loại bệnh thái khuyết hăm của xă hội, tất cả đều là nhân tố của sự bất an, v́ do vô minh dẫn đến việc phân biệt màu da, kỳ thị chủng tộc, phân chia giai cấp… Trong khi đó, theo Phật giáo, chúng sanh đều có Phật tánh, bản chất b́nh đẳng, không có sai biệt. V́ thế, các hạng người, các giai tầng xă hội đều nhất loạt b́nh đẳng, không phân cao thấp. Xă hội Ấn Độ xưa kia được chia thành 4 giai cấp, mà 2 giai cấp chênh lệch nhất là giai cấp Bà La Môn, giai cấp cao nhất hưởng thụ vinh hoa phú quư; giai cấp Thủ Đà La chỉ làm thân trâu ngựa, chịu mọi đọa đầy khổ ải. Đức Phật phản đối việc phân chia gia cấp này, Ngài luôn bảo vệ những người thuộc giai cấp thấp, ai chưa được đi học phải có quyền được giáo dục, ai chưa có quyền tự do tín ngưỡng phải được có quyền tự do tín ngưỡng. Ngài dạy: “Mưa tưới khắp mặt đất thấm nhuần cỏ cây hoa lá không có phân biệt, v́ thế phải từ bi b́nh đẳng cùng thương yêu kính trọng lẫn nhau.” Thế giới hôm nay sau hơn 2500 năm, tôi muốn nói các dân tộc, các chủng tộc đều là những di sản quư báu của tạo hóa, là chứng nhân đi qua thế giới, là chủ nhân của thế giới hiện tại và là hy vọng của thế giới tương lai. Mọi người đều có ḍng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, cùng huynh đệ tỷ muội dưới ṿm trời xanh bao la. Do v́ đạo đức suy đồi, cộng thêm các loại khuyết hăm bệnh thái hoành hành, tà giáo liên tục xuất hiện, thế lực ma quỷ ngày càng tinh quái, thậm chí có không ít người phải tử vong và rối loạn tinh thần nên dẫn đến một thế giới dẫy đầy sự bất an và bạo động.

Đức Phật phản đối việc sản xuất và kinh doanh độc phẩm, thậm chí cả những chất tương đương như rượu cũng bị cấm đoán. Ngài cho rằng, độc phẩm có nguy cơ làm suy nhược cơ năng, làm giảm thiểu phẩm chất ưu việt của con người. Phật đă sớm thức tỉnh chúng ta, nên tôn trọng thuận theo tự nhiên, bảo vệ tốt hệ sinh thái và môi trường. Đức Phật cho rằng, thực vật cũng có sinh mạng không thể xâm hại. Phật đă từng thuyết giảng về bảy điều có thể làm phồn vinh quốc gia với đại thần Vũ Thế. Một trong những điều đó là bảo vệ thiên nhiên cây cỏ.

Thế giới bất ḥa, con người bất đồng, giàu nghèo chênh lệch đă tạo nên hố thẳm ngăn cách giữa chúng ta. Người giàu kiêu ngạo, người nghèo cáu gắt, oán hận dẫn đến mâu thuẫn nội tâm giữa họ, để rồi nghèo lại hoàn nghèo, giàu lại càng giàu thêm. Mâu thuẫn ban đầu như một đốm lửa nhỏ, nhưng một ngày nào đó nó sẽ bùng phát thành một ngọn lửa khổng lồ sẵn sàng thiêu hủy cả địa cầu chúng ta. Đức Phật coi thuờng việc tham đắm vật chất, nhưng khuyến khích tạo ra của cải vật chất để duy tŕ sự sinh tồn cho loài người.

HIV bắt nguồn từ loài tinh tinh Châu Phi, nhưng con người đă tự hạ ḿnh như loài động vật cấp thấp.  Hút chích, mại dâm là nguyên nhân trở thành mục tiêu công phá của căn bệnh quái ác này. Đức Phật đă phản đối hút chích, mại dâm. Trong năm giới căn bản của Phật giáo, giới thứ ba là cấm tà dâm, bởi lẽ tà dâm không chỉ tổn hại đến thân tâm ḿnh mà c̣n làm tổn hại đến đạo đức, gia đ́nh và xă hội, sẽ dẫn đến sự bất an của toàn cầu; xa hơn, khiến con người không thể nào giải thoát được.

Tất cả đều do tâm sinh ra, chiến tranh loạn lạc không phải do tự nhiên mà có.  Đức Phật cho rằng, ḷng tham đắm và mưu cầu quyền lực của con người là căn nguyên khơi mào cho các cuộc chiến tranh bùng phát.

Có thể thấy, nhân loại đang có nguy cơ đối mặt với những ǵ tồi tệ nhất, mà nguyên nhân chính là nguy cơ xuất phát từ nhân tâm. Tâm bệnh nên dùng thuốc tâm để chữa trị. Đức Phật cho rằng, muốn đoạn diệt nguồn gốc chiến tranh và các biến cố loạn lạc của thế gian th́ phải loại bỏ tham sân si, đề cao phẩm chất nội tại ưu việt của con người. Đây là con đường nhân bản tối ưu nhất. Cứu cánh của ḥa b́nh thế giới chỉ có thể xây dựng trên cơ sở của ḥa b́nh nhân tâm. Và, những kiến giải này không ngoài mục đích nhằm chỉ ra đâu là bóng đêm của vũ trụ và đâu là nguồn sáng ở cuối chân trời.

(Theo Bồ Đề Tâm)

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/21/11