NHÂN NÀO, QUẢ ẤY

Mỹ Đức - Phạm Kim Dzung

 

 

Khi nói đến nhân quả trong đời sống hằng ngày,  nhiều người dễ dàng chấp nhận.  Nhưng đồng thời cũng rất nhiều người khó chấp nhận hay không công nhận.  Điều này có thể lư giải được.  Người cư xử tử tế, ân cần với mọi người th́ được  mọi người  thích và quư mến.  Người lọc lừa, gian xảo, giả dối th́ sau một thời gian ai cũng biết và ai cũng e ngại, xa lánh. Ai biết giữ ǵn sức khỏe, ăn uống điều độ, tập thể dục hằng ngày, giữ tâm hồn vui tươi trong sáng thường có một sức khỏe tốt.  Ai hay  rượu chè bừa băi, thiếu thận trọng khi ăn uống, ít tập thể dục, tâm hồn đầy những mưu toan bất chính th́ sớm hay muộn sẽ là bệnh nhân của nhiều bác sĩ khác nhau. Một thời gian sau khi ổn định  đời sống ở  Mỹ, tùy theo hoàn cảnh, việc làm, cách sống, bất cứ người thuộc sắc dân nào cũng có nhiều tiền hơn khi mới đến Mỹ, có người trở thành giàu sụ,  có người rủng rỉnh tiền bạc, có người sống thong dong thoải mái. Vào tiệm ăn cắp đồ mà bị phát hiện th́ phải bị tội tiểu h́nh, có khi bị tội đại h́nh. Lường gạt th́ phải bồi thường,  giết người th́ có thể bị tử h́nh.  Đó là những nhân và  quả nh́n thấy ngay trước mắt nên dễ được đồng ư, chấp thuận.

Thế nhưng nông dân ở Việt Nam, đặc biệt là nông dân ở miền trung và miền bắc, cần cù làm việc khó nhọc, một nắng hai sương cả đời nhưng lúc nào cũng nghèo khó và luôn là nạn nhân hàng đầu của thiên tai trong nước. Có những cán bộ ở đó mà ai cũng biết chắc là xuất thân từ giai cấp nghèo hèn nhất, chỉ sau một thời gian trở nên giàu sụ, sống xa hoa, sang trọng và phung phí, gây tạo nhiều tội ác  và ai cũng biết đó là những cán bộ có liên hệ đến tham nhũng nhưng họ vẫn sống nhởn nhơ,  b́nh chân như vại. Chúng ta cũng thấy rải rác ở tất cả các nước các thần đồng toán học, âm nhạc, văn chương, khoa học. Những em bé này chưa đi học, hoặc chỉ đi học vài năm nhưng đă biết chơi nhạc, viết nhạc, làm toán đến cấp đại học hoặc viết văn làm thơ dù chưa bao giờ học  tập viết.  Và hăy nh́n các anh chị em trong một gia đ́nh.  Dù cùng một cha mẹ, cùng sống trong một gia đ́nh với điều kiện tinh thần, vật chất như nhau nhưng không ai giống ai hoàn toàn, từ tính chất cá nhân, thể lực, năng lực, học vấn, quan điểm sống cho đến cuộc đời khi trưởng thành. Tương tự như vậy, nhiều trẻ em sinh đôi giống nhau như hai giọt nước, cùng từ một tế bào do một cha một mẹ sinh ra trong cùng một lúc, cùng được nuôi dưỡng trong một môi trường và được giáo dục như nhau; nhưng phần nhiều các em có cá tính khác nhau, khả năng tinh thần và trí tuệ khác nhau và c̣n có đời sống khác biệt nhau rất xa sau này. Làm sao có thể giải thích nguyên nhân của những sự việc như thế?  Có thể dùng nguyên lư nhân quả để cắt nghĩa được chăng?

Nhân quả là một quá tŕnh rất riêng tư, đặc thù, tích lũy từ việc làm và hành động , tư tưởng và lời nói của mỗi người từ quá khứ, gần hay rất xa, đến hiện tại và tương lai. Nhân tựa như một hạt giống đă gieo xuống đất.  Hạt giống này đ̣i hỏi những duyên, tức là những  điều kiện thuận lợi để hạt giống nẩy mầm, thành cây và sinh trái tựa như hạt cam cần ánh sáng, sức nóng, phân bón và sự chăm sóc của con người để hạt cam trở thành cây cam, rồi sinh trái cam vậy. Từ hạt giống cam để trở thành cây cam đ̣i hỏi một quá tŕnh rất lâu dài không phải trong phút chốc mà thành.  Từ nhân đến quả của con người có thể c̣n lâu dài hơn nữa v́ lời nói, việc làm, suy nghĩ của một  người luôn luôn có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến những người khác.  Càng ảnh hưởng đến nhiều người càng đ̣i hỏi nhiều “duyên” hơn trước khi có thể kết thành quả. Ngoài ra, tùy theo tâm tưởng của những người bị tác động bởi những việc  ḿnh đă gây ra mà quá tŕnh nhân thành quả có thể nhanh hơn hay chậm hơn. Không nhân quả nào giống nhân quả nào v́ mỗi người có một nghiệp (karma) tức là một số phận riêng không giống ai.

Mỗi quốc gia đều có những luật lệ riêng để bảo vệ an ninh của đất nước và an sinh của người dân. Nhưng khi các quốc gia khi bang giao với nhau đều phải tuân thủ theo luật bang giao quốc tế để ǵn giữ ḥa b́nh với nhau. Vùng trời có luật hàng không.  Vùng  biển có luật hàng hải. Sau này chắc chắn sẽ có luật không gian nếu nhiều quốc gia có phi thuyền và những chương tŕnh thám hiểm không gian. Buôn bán với nhau phải tôn trọng những thỏa thuận đă kư kết  về thương mại. Muốn thí nghiệm vũ khí nguyên tử hay tập trận trên biển phải tuân theo những thỏa ước nguyên tử và các hiệp định về quân sự. Chúng ta ai cũng biết trái đất chúng ta đang sống đây là một hành tinh trong hệ mặt trời. Cho đến ngày nay nhân loại đă bước vào thiên kỷ thứ ba rồi nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu biết hết về chín hành tinh trong hệ mặt trời  của chúng ta. Các khoa học gia chỉ đoán được là có nhiều giải thiên hà khác nhau trong vũ trụ và  mỗi giải thiên hà lại có vô số hệ mặt trời khác nhau.  Như  vậy, có thể là sẽ có nhiều hành tinh trái đất như trái đất của chúng ta trong một thiên hà.  Như đă nói ở trên,  để duy tŕ trật tự và ḥa b́nh giữa gần hai trăm nước sống với nhau trên hành tinh này, người ta đă phải đặt ra công pháp quốc tế và vô số hiệp định, thỏa ước, minh ước... Một hành tinh bé nhỏ trong tam thiên đại thiên thế giới mà c̣n cần đến luật pháp th́ vũ trụ mông mênh bao la này  với vô lượng chúng sinh như  thế   ắt hẳn phải có cách nào đó để thưởng phạt công minh, cân  bằng thiện ác hầu thúc đẩy sự tiến hóa của muôn loài chúng sinh và duy tŕ công bằng.  Cách nào đó, theo thiển ư, chính là luật nhân quả. Người viết bài không muốn đem các quan điểm tôn giáo để áp đặt lên bạn đọc. Nhưng chúng ta dù sống đến hơn 100 tuổi vẫn không đủ lâu để nh́n thấy tác động của luật nhân quả. Có hằng hà sa số giải thiên hà nên có hằng hà sa số bất khả tư nghị vũ trụ.  Chúng ta chưa hiểu hết thái dương hệ mà hành tinh trái đất nơi ta sống đang quay chung quanh mặt trời đây th́ làm sao hiểu hết vũ trụ. Khi chưa hiểu hết vũ trụ th́ không thể thấy một cách cụ thể những luật lệ chi phối vũ trụ như luật h́nh sự và dân sự ở mỗi nước. Đối với người phàm mắt thịt như chúng ta, cho đến bây giờ chỉ có thể nói luật h́nh sự và dân sự của mỗi quốc gia là luật nhân quả hữu h́nh; c̣n luật nhân quả của vũ trụ là  luật bất thành văn, bàng bạc khắp không gian và thời gian mà thôi. Có lẽ chỉ những vị thức giả, đă chứng ngộ, tâm trong sáng như đài gương  mới có đủ khả năng nh́n thấy quá tŕnh vận hành của nguyên lư nhân quả trong mỗi sự việc. Nhưng tự trong thâm tâm chúng ta mỗi khi nh́n thấy kẻ ác bị xử lư thích đáng hay gặp những điều bất hạnh, chúng ta thường nghĩ cho đáng đời, “ác giả, ác báo”.�Có một số kẻ phạm tội nhưng nhờ quyền biến, xảo trá, có nhiều phương tiện nên có thể thoát lưới luật pháp.  Nhưng “lưới trời lồng lộng”, những người này phải trả lời vào ngày phán xử cuối cùng.  Trong vụ án vơ sĩ O.J. Simpson giết vợ, nhiều người tin anh ta là thủ phạm. Nhưng ṭa án tuyên bố anh ta vô tội. Cho đến bây giờ chỉ anh ta và những luật sư biện hộ mới biết rơ anh ta có phạm tội hay không mà thôi. 

Luật nhân quả đă được nói nhiều trong Ấn Độ giáo (Hinduism) ở Ấn Độ trước khi Phật giáo ra đời.  Khi Phật Thích Ca thành lập tăng đoàn, đi thuyết giảng nhiều nơi, nói nhiều kinh khác nhau th́ luật nhân quả trở thành một trong những nền tảng căn bản của triết lư Phật giáo. Đây là khoảng thời gian 500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh. Luật nhân quả được nói đến trong hầu hết mọi bộ kinh của Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo đại thừa và trong tất cả mọi giới cấm từ ngũ giới cho đến giới luật của tỳ kheo và tỳ kheo ni. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy “Hăy làm lành theo chánh pháp, việc ác tránh không làm.  Người thực hành đúng chánh pháp, th́ đời này vui, đời sau cũng vui.”� 

Vui�ở đây có thể hiểu là được hạnh phúc, giàu sang, sức khỏe tốt, sống thọ, xinh đẹp, thông minh, gặp nhiều may mắn, sống trong môi trường trong lành, an b́nh, không gặp chiến tranh đao binh, sống no đủ, không thiếu thốn vật chất, được thương yêu, quư trọng, cha mẹ đủ đầy, anh em đông đúc, hôn nhân tốt đẹp...

Nói đến nhân quả th́ không thể không nói đến nghiệp báo và phước báo.  Nghiệp báo là quả báo xấu phát sinh từ những nhân xấu. Nghiệp báo và phước báo đều  gồm cộng nghiệp và biệt nghiệp. Biệt nghiệp là quả báo và phước báo riêng của mỗi cá nhân.  Cộng nghiệp là quả báo và phước báo chung của nhiều người trong một hoàn cảnh, t́nh huống khá giống nhau. Cộng nghiệp hay biệt nghiệp đều h́nh thành bởi tam nghiệp, thân, khẩu và ư. Năm 1975, khi miền nam sụp đổ, biết bao trăm ngàn công chức, sĩ quan ưu tú và binh sĩ  của miền nam đă phải vào tù trong những trại cải tạo. Đó chính là cộng nghiệp.  Nhưng trong cộng nghiệp cũng vẫn có những biệt nghiệp riêng.  Có người chỉ ở tù vài năm hay vài tháng, có người tù đến 20 năm, có người chết trong tù, có người ra tù nhưng vẫn khỏe mạnh, có người được tự do rồi chết, có người ra tù vẫn tiếp tục sống ở quê hương, có người ra tù th́ qua Mỹ, “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, con cái học hành thành tài, sự nghiệp rỡ ràng... Cộng nghiệp cũng làm nhiều người trong kiếp này sống trong cùng một gia đ́nh hay gia tộc nổi tiếng và thường làm những việc giống nhau.  Chẳng hạn như gịng họ văn học Đặng Vũ, Nghiêm Xuân và Cao Xuân ở đất bắc hà. Hay như gia đ́nh  của tổng thống George Bush có ông nội là thượng nghị sĩ, ông bố là tổng thống cha, ông con lớn  là tổng thống con, ông con nhỏ là thống đốc bang Florida...Trong cơi ta bà này có mấy gia tộc được vinh hiển như vậy?  Người Việt có câu “Hổ phụ sinh hổ tử” để tán dương gịng nào giống ấy như thế. Gia đ́nh của tài tử Angelina Jolie cũng vậy, bố là tài tử lừng danh Jon Voight và mẹ cũng là ngôi sao sáng chói Marcheline Bertrand, anh trai là đạo diễn lừng danh James Haven.  Cả hai anh em phải bỏ họ Voight để thoát khỏi cái bóng quá lớn của bố mẹ. Hai đời chồng trước của Angelina Jolie cũng là hai diễn viên Jonny Lee Miller và Billy Bob Thornton; và bây giờ là Brad Pitt, nam diễn viên nổi tiếng nhất hiện nay. Có thể nói cộng nghiệp đưa đến việc hai người đàn ông và đàn bà xa lạ gặp nhau, yêu nhau, lấy nhau, sinh con đẻ cái tạo thành một gia đ́nh. Cộng  nghiệp c̣n làm nhiều người sống trong một môi trường, làm một công việc giống nhau.  Những người này tuy không ai biết nhưng sống trong những địa danh nổi tiếng và sản xuất những sản phẩm xuất sắc, chẳng hạn như làng hoa Ngọc Hà và làng gốm Bát Tràng cách Hà Nội vài chục cây số. Cộng nghiệp cũng làm những người có biệt nghiệp xấu đến ở gần nhau để tạo nên những duyên hầu cùng chịu đựng  nỗi đau khổ với nhau. Cha mẹ x́ ke, bán ma túy th́ con cái thường nghiện ngập, có án h́nh sự hay  sa vào đường măi dâm.  Cách ngôn ta cũng có câu “Cha nào, con ấy” để chê bai những trường hợp này. Trong các nhà tù ở nước nào cũng vậy, tù h́nh sự lâu năm hay tù anh chị thường hành hạ, đánh đập   tù mới vào.  Cai tù nào cũng biết nhưng đều làm ngơ xem như luật rừng của giới giang hồ.

Phước báo là cái quả tốt đẹp của nhân lành. Ai cũng biết bố thí là cách hay nhất để tạo phước báo. Và trong ba cách bố thí th́ pháp thí có công đức nhiều nhất. Pháp thí là giúp xây dựng và phát triển tu viện, chùa, nhà thờ, thánh đường, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho các tu sĩ, giúp in hay truyền bá kinh của các tôn giáo,  viết hay nói lời hay ư đẹp của các tôn giáo.   Tôn giáo nào cũng luôn luôn khuyến khích mọi người mở ḷng nhân ái, yêu thương giúp đỡ mọi người. Khổng Tử th́ dạy Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Đừng làm cho người khác những điều ḿnh không muốn ai làm cho ḿnh). Nói cách khác, muốn được thương mến th́ phải biết yêu thương mọi người; muốn được giúp đỡ th́ phải biết chia xẻ với người đang gặp khó khăn.  Dù  không có niềm tin tôn giáo, người ta chỉ cần sống theo luật nhân quả, lấy luật nhân quả làm kim chỉ nam cho cuộc sống của ḿnh th́ cũng trọn thành nhân đạo và  chắc chắn không gieo nhân xấu th́ không bao giờ hái quả đắng cay. Trồng cam th́ phải ra cam, không thể ra chanh, quưt hay bưởi được dù các loại trái này cùng một họ với nhau. Luật nhân quả là một nguyên lư hoàn toàn khoa học.  Nhân nào, quả ấy. Biết sống với nhân quả, con người dễ bằng ḷng với hiện tại, biết nhẫn nhục, tâm hồn dễ thư thái, an lạc, thấy thành công, may mắn hay hạnh phúc của người khác không nổi tâm đố kỵ, ganh ghét.  Không ghen tỵ với người khác th́ giảm được tham, sân, si là tam độc đưa con người và tam đồ, lục đạo.

Viết về nhân quả mà không nói đến lần hội ngộ đầu tiên và duy nhất giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Vơ Đế bên Tàu th́ thật là thiếu sót. Lương Vơ Đế là một vị vua có công rất lớn trong việc hoằng dương Phật pháp. Nhà vua đă pháp thí rất nhiều.  Tổ Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của Phật giáo Ấn Độ. Năm 520 sau Thiên Chúa giáng sinh, Tổ đă gần tám mươi tuổi. Tổ nhớ lời đại sư dặn phải đi ra nước ngoài th́ đạo pháp mới được hưng thịnh. Thế là Tổ lên thuyền dong buồm trực chỉ nước Tàu. Khi thuyền cập bến, vua Lương Vơ Đế sai sứ cung thỉnh Tổ về kinh đô để vua nghe pháp và cúng dường. Nhà vua đă hỏi:

- Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng, không biết bao nhiêu mà kể.  Vậy có công đức ǵ không?

Tổ bèn đáp:

- Không có công đức ǵ cả

- Tại sao không có công đức?

- Bởi v́ những việc vua làm là nhân hữu lậu, chỉ có những quả nhỏ trong ṿng nhân, thiên, như ảnh tùy h́nh, tuy có, nhưng không phải thật.

.................

- Ai đang đối diện với trẫm đây?

- Không biết.

 

(Lạm bàn: Khi hỏi như vậy, hẳn nhà vua đang chờ nghe những lời tán thán công đức của Tổ Đạt Ma. Trên cơi đời này c̣n ai có công đức hơn nhà vua, một người đă hết ḷng hộ pháp, pháp thí không biết bao nhiêu mà kể. Chính Phật đă nhiều lần dạy trong ba hạnh bố thí, không hạnh nào công đức bằng pháp thí kia mà.   Nhà vua hết sức ngỡ ngàng khi nghe Tổ trả lời là không có công đức ǵ cả. Nếu người trả lời là một viên quan hay là một kẻ  thường dân th́ chắc vua đă đùng đùng nổi giận v́ tội khi quân, truyền chém đầu và có thể ra lệnh tru di tam tộc rồi. Nhưng đây là một bực Thánh tăng, vị Tổ thứ 28, nên vua nén ḷng hỏi thêm vài câu nữa. Những câu trả  lời của Tổ càng khiến vua thêm hoang mang.  Câu hỏi cuối cùng của nhà vua biểu lộ ḷng  bán tín bán nghi đây là thánh hay phàm mà trả lời khó hiểu quá. Tổ đă hết sức từ bi khi trả lời không biết).

Thật ra không bao giờ Phật nói sai một điều ǵ cả.  Nhưng lời nói của Tổ Đạt Ma cũng hoàn toàn đúng.  Việc hoằng pháp và hộ pháp của vua Lương Vơ Đế vừa là công đức vô lượng vừa chỉ là một con số không. Nếu nhà vua c̣n muốn rong chơi trong tam cơi, Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới, th́ đó là những công đức tuyệt vời giúp vua tới lui trong ba cơi này mệt nghỉ với những phước báu ít ai sánh b́. Khi Tổ Đạt Ma quảy trên ḿnh một chiếc dép sang đông độ, ngài đem theo ḿnh tông chỉ của thiền tông tóm gọn trong mười sáu chữ dưới đây:

Bất lập văn tự

Giáo ngoại biệt truyền

Trực chỉ nhân tâm

Kiến tánh thành Phật

(Chẳng lập văn tự

truyền riêng ngoài giáo

chỉ  thẳng tâm người

thấy tánh thành Phật.)

 

Nghe vua hỏi như vậy, Tổ biết không khế hợp căn cơ rồi, nên ngài cáo biệt đến Lạc Dương, lên núi Tung Sơn, vào chùa Thiếu Lâm Tự ngồi diện bích (nhập định, mặt quay vào vách núi) chín năm.

Phật thường dạy chúng sinh các pháp bố thí để thực tập tâm từ bi hỷ xả. Nhưng Phật cũng phân biệt rất rơ hai loại bố thí trước tướng và bố thí vô tướng.  Giúp người,  cứu vật, tả kinh, hộ tăng... với ḷng mong ước được hưởng phước báo th́ đó là bố thí trước tướng.  Làm tất cả những việc tốt lành cho muôn người, muôn vật chỉ v́ đó là những việc cần làm và phải làm, không khởi tâm mong cầu ǵ cả.  Đó là bố thí vô tướng.  Bố thí nào cũng làm giảm nỗi đau khổ của chúng sinh, làm cho đời sống người và vật tốt đẹp hơn.  Nhưng bố thí trước tướng là cho cái này  và muốn  nhận lại cái khác tức là đă gieo những hạt giống tốt để rồi sẽ trôi nổi trong luân hồi mà thọ hưởng những cái đă ước mong.  Có lẽ vua Lương Vơ Đế đă ở trong trường hợp này nên Tổ mới từ biệt ra đi.

Sống với nhân quả c̣n làm người ta trở nên dũng mạnh, tự ḿnh mà đi, không trở thành nạn nhân của bùa chú, mê tín, sẽ thấy khoa tướng số, tử vi chỉ có những giá trị hết sức nhỏ bé.  Ai cũng biết  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh vào giờ Tư, ngày Tư, tháng Tư, năm Tư; v́ vậy các thầy tử vi đều khẳng định ông có chơn mạng đế vương.  Nh́n vào ảnh, ông có đôi mắt tṛn xoe, sáng quắc như hai viên ngọc, khuôn mặt điềm tĩnh, nhân hậu, thần thái toát ra phong cách của một trượng phu quân tử khác người.  Nhưng chẳng lẽ vào ngày giờ ông sinh ra, trên cả hành tinh trái đất, hay ít ra trong phạm vi nước Việt Nam chỉ có một ḿnh ông ra đời? Chưa ai làm một con số thống kê về sự kiện này.  Nhưng một điều chắc chắn vào ngày giờ nói trên ông  không là đứa trẻ duy nhất chào đời. Mà c̣n có nhiều em bé khác trong nước hay trên nhiều nước khác cũng được sinh ra.  Vậy số mệnh các em bé đó thế nào?  Các em đều làm thiên tử hay tổng thống chăng? Hoặc vào ngày giờ nữ hoàng Elizabeth II hay công nương Diana của nước Anh  ra đời cũng đă có nhiều em bé gái khác ra đời nữa chứ. Nhưng các em này có được trở thành nữ vương hay quận chúa đâu.  Hoặc nữa, vào ngày giờ ngài Huệ Năng ra đời (chỉ biết năm sinh là năm 638), trên đất nước Tàu chắc chắn c̣n nhiều trẻ em khác nữa cất tiếng khóc chào đời.  Nhưng chỉ duy nhất ngài trở thành Lục Tổ Huệ Năng khai sáng các  ḍng thiền Vân Môn, Tào Động, Lâm Tế... làm rực rỡ cho Phật giáo Trung hoa cho đến ngày hôm nay.  Đây là một dẫn chứng lịch sử hùng hồn nhất cho thấy  khoa tử vi, tướng số, chỉ tay, phong thủy  dù được hun đúc, h́nh thành bởi thông tuệ và kinh nghiệm của bao nhiêu bậc thày xuất sắc sẽ chẳng bao giờ qua mặt được luật nhân quả. Chính những ǵ ta đă làm và mơ ước trong quá khứ đă h́nh thành đời sống và số phận của ta hôm nay. Chính những ǵ ta  đang làm và mơ ước hôm nay sẽ h́nh thành đời sống và số phận của ta ngày mai. Cổ nhân thường rất khiêm tốn khi nói Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”(Mỗi miếng ăn, miếng uống đều đă dược định trước). “Tiền định” hay thiên định” dưới cái nh́n của Phật giáo chỉ là sự vận hành của luật nhân quả mà thôi. Một thiền sư nổi tiếng của Nhật cũng đă nói Hăy sống với nguyên nhân và để mặc tất cả cho sự vận hành của đại đạo vũ trụ.” Luật nhân quả cũng đánh đổ thuyết thiên mệnh đă xuyên suốt Nho giáo và Lăo giáo. Những ai đă thấm nhuần Phật pháp sẽ không đồng ư với Nguyễn Du trong những câu Kiều sau đây:

 

Mới hay muôn sự tại trời,

trời kia đă bắt làm người có thân,

bắt phong trần phải phong trần,

cho thanh cao mới được phần thanh cao.

 

V́ cho rằng tất cả đều do tiền định, nên Nguyễn Du cũng khuyên mọi người:

 

Đă mang lấy nghiệp vào thân,

cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.

 

Đừng trách trời gần, trời xa rất đúng với hạnh nhẫn nhục của Phật giáo, giúp người ta chấp nhận hiện tại, thấy được nghiệp quả là do lỗi ở ḿnh, không móng khởi sân hận, ngăn ngừa nhiều duyên xấu về sau.  Nhưng nhân quả không thụ động, không dừng lại ở đó. Vạn pháp do tâm sinh mà cũng do tâm diệt. Chấp nhận số phận hẩm hiu hay nghiệt ngă hôm nay nhưng vẫn tích cực làm những pháp lành để thay đổi tất cả ngày mai. Ngày mai này có thể ở ngay trong đời sống hiện tại.  Tổ tiên ta chẳng nói Đức năng thắng số” đấy sao. Chúng ta hoàn toàn làm chủ  chính chúng ta. Nếu có trời hay tiền định, trời hay tiền định đó hoàn toàn dựa trên hồ sơ nhân quả của mỗi cá nhân. Bởi nên Phật đă dạy: Chúng sanh ơi! Hăy tự thắp đuốc lên mà đi!” Thắp đuốc lên mà đi là tự ta quyết định số phận ta chứ không một ai khác. Tuy nhiên chúng sanh trong ba cơi nhiều hơn cát sông  Hằng gấp bao nhiêu lần. Mỗi chúng sanh lại có một hồ sơ nhân quả riêng có thể  trải dài đến vô lượng kiếp. Cái hệ thống, bộ máy nào trong vũ trụ ghi nhận từng hành động, lời nói, ư nghĩ  của mỗi chúng sanh trong từng lúc  rồi bỏ  vào những hồ sơ nhân quả đó để quản lư, điều ḥa và phối hợp cộng nghiệp, biệt nghiệp vô cùng chính xác, không  nhầm lẫn  để thưởng phạt tất cả hết sức công minh vậy? Đó là một ẩn số chưa trả lời được. Nhưng dù sao đi nữa phải công nhận là bộ máy hay hệ thống đó thật là thậm thâm vi diệu gấp trăm ngàn lần những máy vi tính có chức năng hiện đại nhất trong thời đại của chúng ta ngày nay.

 

Tài liệu tham khảo:

Kinh Pháp Hoa;  Kinh Hiền Ngu; Kinh Pháp Cú;

Lục Môn Thiếu Thất, NXB Tôn Giáo, 2000.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/03/10