GIÁO LƯ XĂ HỘI CHÍNH TRỊ CỦA PHẬT GIÁO

 Nguyên tác Đức ngữ: Ernst Benz

Dịch ra Anh văn: Richard & Clara Winston

Chuyển ngữ:  HT. Thích Trí Chơn

 

(tiếp theo kỳ trước) 

 

 

Ư tưởng xă hội của Phật Giáo nhằm chống lại trật tự của một xă hội thần quyền Bà La Môn giáo được thiết lập xem như tồn tại măi măi trong đó vị trí của mỗi cá nhân không bao giờ thay đổi. Trên thực tế, ư tưởng này nhằm duy tŕ các đặc quyền xă hội, chính trị và kinh tế của giai cấp tu sĩ Bà La Môn. Đức Phật hẳn nhiên đă không huỷ diệt giai cấp bằng cuộc cách mạng xă hội, nhưng Ngài đánh đổ toàn bộ quan niệm về giai cấp bằng cách bảo rằng sự phân chia đó là do ư tưởng độc đoán và lợi danh của con người bày ra chứ không phải bởi thần linh sắp đặt. Phủ nhận mọi yêu sách đặc quyền của hàng tăng lữ Bà La Môn, đức Phật đă tŕnh bày một lư tưởng cách mạng cho thế giới và xă hội. 

Theo Wijesekera, động cơ thúc đẩy mạnh nhất nằm đàng sau ư tưởng đạo đức xă hội Phật Giáo là đức hạnh căn bản mà đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài cố gắng thực hành, đó là ḷng từ bi đối với mọi chúng sanh. Kinh tạng Pali ghi chép rất nhiều lời giáo huấn của đức Thế Tôn khuyên các nhà vua thời xưa nên cấp phát ruộng đất cho những người nghèo và bảo đảm, giúp đỡ cho họ có cơm ăn mỗi ngày, v́ đó là “điều cần thiết để tạo dựng một xă hội an lạc”. Nói khác, nhờ hành động từ bi của chính quyền, hạnh phúc sẽ đến với toàn dân trong các nước theo Phật Giáo. 

Nếu nghèo đói gây ra tội ác, Wijesekera bảo rằng, chính phủ có trách nhiệm t́m cách ngăn chận để tội ác không lan rộng khắp quốc gia. Mỗi cá nhân nên làm ăn lương thiện để có được sự giàu sang, nhưng họ có bổn phận chia xẻ tài sản dư thừa của ḿnh cho kẻ khác. Tích luỹ quá nhiều của cải, tiền bạc cũng là điều đáng trách và tội lỗi chẳng khác ǵ chúng ta đă phí phạm chúng. 

Ư tưởng đạo đức trên đây cũng khuyên những người nghèo cần nên tu tập thiền định. Trong cuộc sống con người phải cố gắng diệt trừ ḷng tham và tính vị kỷ. Giáo sư Wijesekera đă tŕnh bày cho thấy các quốc gia theo Phật Giáo thời xưa đă thành công ra sao khi họ biết áp dụng nguyên tắc này. Chẳng hạn chính quyền đă đưa ra nhiều luật lệ về thuế má. Trong trường hợp bị mất mùa và thiên tai, nhà vua đă hết ḷng cứu giúp các nạn nhân bằng cách chỉ thị cho giảm bớt hoặc trả lại thuế và cung cấp tiền bạc cho dân chúng để họ có thể khởi sự cấy trồng vụ lúa mới. Hành động bố thí, giúp đỡ như thế, Wijesekera cho chúng ta biết rằng, đó là những chủ trương tài chánh, kinh tế của các vị vua Phật tử ngày trước; và giáo sư phát biểu thêm là chính sách tạo phúc lợi cho dân chúng của các quốc gia theo Phật Giáo xưa kia chẳng khác ǵ tinh thần đạo đức đă hướng dẫn những nước Tây Phương ngày nay mang lại sự giàu sang hạnh phúc cho mọi người theo đường hướng xă hội chủ nghĩa.  

Các nhà lănh đạo Miến Điện ngày nay đă tiến xa hơn nhà cầm quyền Tích Lan khi họ biết áp dụng tinh thần đạo đức Phật Giáo trong hiến pháp và quyền lập pháp của quốc gia. U Chan Htoon, thẩm phán toà án tối cao Miến Điện, kiêm chủ tịch Viện Hoằng Đạo đă tuyên bố qua bài thuyết tŕnh của ông tại Đại Hội Tôn Giáo ở Chicago (Hoa Kỳ) năm 1958 như sau: 

Vấn đề người bóc lột người sẽ được chấm dứt nhờ áp dụng Phật Giáo v́ đạo Phật chủ trương đoạn dứt mọi h́nh thức của tham lam như tham đắm của cải, quyền lực và các thú vui dục lạc. Người làm công sẽ hết ḷng làm việc phục vụ cho chủ nhân và bổn phận của chủ nhân là trả lương xứng đáng cũng như tận t́nh chăm sóc, bảo vệ cho họ như đối với con cái của chính ḿnh… Người Phật tử hiểu biểt rằng khi qua đời gia tài mà họ có thể mang theo được ở kiếp sau là những của cải tiền bạc mà họ đă làm phước bố thí trong đời này. Và đây chính là nguồn gốc thực sự và lâu dài của mọi điều hạnh phúc thế gian. 

Cho nên Phật Giáo đă cung cấp cho chúng ta cẩm nang của một lư tưởng xă hội, không phải là điều không tưởng nhằm quay lưng không quan tâm đến bản chất sự sống của con người mà là một đường hướng thực tế và có thể thành tựu được cho sự thăng hoa, tiến bộ của nhân loại ………. Hành động tự lợi cao cả nhất của người Phật tử là hy sinh quyền lợi cá nhân để phục vụ cho hạnh phúc của người khác. Do sự tu tập hạnh từ bi bố thí, hành giả dần dần làm suy giảm ḷng tham đắm dục vọng nơi tự thân cho đến  khi ư niệm vô minh ngă chấp không c̣n nữa”.

 Tất cả những ư tưởng đạo đức của Phật Giáo nêu trên đă trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm chính trị của các quốc gia theo đường hướng Phật Giáo  mới tại đông nam Á Châu. Thế giới Tây Phương hiểu biết rất ít về thành quả mà những vị sáng lập các quốc gia mới này đă đạt được khi chủ trương quay trở về theo đường hướng Phật Giáo sau khi thực dân Anh rút lui. Các nhà lănh đạo Miến Điện hiện đại, ông U Nu đă nhiều năm làm thủ tướng Miến và ông U Ba Swe, bộ trưởng quốc pḥng, đă thành lập Miến Điện như một quốc gia theo chủ nghĩa xă hội Phật Giáo.  

U Ba Swe trong tác phẩm của ông nhan đề “Cuộc cách mạng Miến Điện” (The Burmese Revolution) xuất bản tại Rangoon năm 1952 đă viết rằng ḷng tham muốn, thoả măn các nhu cầu vật chất của con người không bao giờ kết thúc. Sự lo nghĩ mong cầu các đ̣i hỏi vật chất hằng ngày đă khiến con người không thấy được sự tạm bợ vô thường của kiếp sống nhân sinh. Nhưng khi nhu cầu vật chất của con người được thoả măn, họ có thể tự tin rằng khổ đau là một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống, và nhờ khổ đau con người có thể đạt được giải thoát trong đời hiện tại. 

Ông U Nu lại chủ trương điều quan trọng là cần quốc hữu hoá ruộng đất theo nguyên tắc Phật Giáo. Trong bài diễn văn đọc trước quốc hội ngày 10 – 9 – 1948, ông tuyên bố rằng giá trị của tài sản nằm trong việc sử dụng nó và giá trị của cách sử dụng này trong quốc gia theo Phật Giáo có thể giúp dân chúng đạt được mục tiêu tinh thần của họ cũng như chỉ bảo đảm được bằng đường lối quốc hữu hoá sẽ có kết quả tốt hơn là để cho người dân làm chủ đất đai của ḿnh. Hơn nữa, khi con người nhận thức được sự vô nghĩa của tài sản vật chất, điều ấy sẽ giúp họ từng bước tiến trên con đường dẫn tới Niết Bàn. 

Như chúng ta thấy ở trên niềm tin vào thời kỳ hoại diệt của thế giới và một vị Phật tương lai sẽ ra đời đă góp phần trong việc thiết lập các chương tŕnh cải cách của tân quốc gia Miến Điện. Nhưng chúng ta hơi ngạc nhiên khi nghe nói đến luận thuyết mạt thế (eschatology) trong Phật Giáo. Đây là danh từ bắt nguồn từ đạo Thiên Chúa, tin tưởng đại khái vào lư thuyết cho rằng thế giới này sẽ có ngày kết thúc hay thời kỳ tận thế của trái đất, phần lớn được diễn tả trong bộ sách Khải Huyền (Apocalypse) của Thánh John là: sự chiến đấu giữa nước Chúa và những người chống Thiên Chúa vào thời kỳ kết thúc của lịch sử, sự xuất hiện lần thứ hai của Chúa Cứu Thế, sự phán quyết cuối cùng cũng như sự tạo dựng một thiêng đàng mới và một tân thế giới. Căn bản t́nh cảm của thuyết Tận Thế theo Thiên Chúa Giáo là hy vọng rằng một nước Chúa sẽ sớm đến với nhân loại. 

Phật Giáo cũng hứa hẹn sự ra đời của một vị Phật tương lai sẽ mang lại một tân thời đại cho thế giới. Thời kỳ đức Phật Di Lặc xuất hiện sẽ giúp cho chánh pháp phục hồi, phát triển và hưng thịnh. Tuy nhiên, có những khác biệt về sự mong chờ giữa các Phật tử và tín đồ Thiên Chúa. Thiên Chúa Giáo quan niệm rằng ngày Tận Thế sẽ là một biến cố duy nhất. Trong khi Phật Giáo bảo rằng đó là sự kiện xuất hiện theo chu kỳ, nghĩa là đức Phật sẽ giáng trần trở đi trở lại nhiều lần cũng như giáo pháp của Ngài sẽ trải qua hết thời kỳ suy đến thịnh và rồi hết giai đoạn thành trụ (thịnh đạt) sẽ đến hoại không (mạt tận). Khi giáo pháp của Như Lai tiến đến thời kỳ hoại kiếp không c̣n ǵ nữa th́ một vị Phật khác sẽ ra đời để bắt đầu một thời đại chuyển pháp luân mới.  

Quan niệm về ngày Tận Thế của Thiên Chúa giáo thực ra không thể luân chuyển theo chu kỳ vũ trụ luận thần thoại như thế. Niềm tin cho rằng một ngày nào đó đến giai đoạn thế giới này kết thúc, đức Phật Di Lặc sẽ ra đời hoàn toàn không giống như điều dự đoán trước của Thiên Chúa là Chúa Cứu Thế sẽ trở lại vào ngày Tận Thế như “kẻ trộm đến trong đêm tối” (as a thief in the night). 

Ư tưởng chính trị xă hội về mạt thế luận này có thể t́m thấy trong những bài diễn văn của cựu thủ tướng U Nu (Miến Điện), mặc dù ông không nói rơ đến việc giáng trần của một đức Phật tương lai nhưng ông tŕnh bày câu chuyện thần thoại về sự tái xuất hiện của một thiên đàng thế giới. Một bài diễn văn chính trị của U Nu đăng trong tập “Hướng về Hoà B́nh và Dân Chủ” (Towards Peace and Democracy) ấn hành năm 1949, ông viết như sau: 

Theo một câu chuyện thần thoại của chúng ta, xưa kia trên thế giới có một cái cây thần diệu với nhiều trái tạo thành đủ loại thức ăn và đồ vật cho loài người sử dụng. Những người đầu tiên trên trái đất không biết làm ăn buôn bán cho nên tất cả đă hái trái của những cây này để dùng cho nhu cầu của họ. Rồi ḷng tham bắt đầu xuất hiện trên thế giới và con người đă bẻ quá nhiều trái cây hơn số lượng họ cần dùng. Do đó, cây mầu nhiệm này đă biến mất. Dĩ nhiên đây chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng ư nghĩa nội dung muốn nói rằng khi ḷng tham lam, ích kỷ xuất hiện trên thế gian th́ số đông người đă trở nên nghèo túng, phiền muộn và khổ đau……. Tư tưởng mới của những người thiên tả là mong t́m cách giúp thế giới từ cuộc sống bóc lột lẫn nhau, con người nên quay trở về tân thời đại của cây thần diệu nói trên”. 

Giống như quan niệm thiên đường của Rousseau (nhà tư tưởng Pháp), h́nh ảnh cây mầu nhiệm này của U Nu nhằm nói đến tư tưởng của một cuộc cách mạng hoàn toàn. Ông sử dụng nó như một hành động biện minh chính đáng cho những đ̣i hỏi cấp tiến đi theo chủ nghĩa xă hội Phật Giáo của ông, đặc biệt là chủ trương quốc hữu hoá những tài sản tư hữu. U Nu đă tŕnh bày cho các đồng chí của ông hiểu rơ về chủ trương Phật Giáo thiên tả này. Trong bài diễn văn đọc nhân ngày lễ tưởng niệm các anh hùng chiến sĩ trận vong Miến Điện 19 tháng 7 năm 1950, ông tuyên bố:  

Chủ nghĩa xă hội không có ǵ khiến chúng ta phải lo sợ, đáng khinh hay ghét bỏ. Đó là chủ thuyết có thể hướng dẫn dân tộc chúng ta trở về thời đại của cây Padaytha thần diệu. Tôi hy vọng đă tŕnh bày rơ ràng tại sao tôi muốn xây dựng một quốc gia theo xă hội chủ nghĩa”. 

Trong bài diễn văn đọc vào ngày 11 tháng 10 năm 1948 ban hành luật quốc hữu hoá, U Nu đă phát biểu: “Nếu chúng ta điều chỉnh hợp lư việc sử dụng các tài sản, không những chúng ta chấm dứt được cuộc tranh đấu đẫm máu giữa hai giai cấp nghèo và giàu trong xă hội mà c̣n tiến đến cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc không c̣n phân biệt giai cấp giữa chủ và tớ”. 

Điều mà chúng tôi muốn áp dụng ở đây không phải là phương pháp quyền xảo nhằm tô điểm cho các chương tŕnh cách mạng chính trị theo đường lối cũ mà là một ư thức hệ Phật Giáo xác thực. Ngay trong bộ Dhammathat Manukyi, kết hợp những cổ luật của Miến Điện chịu ảnh hưởng giáo lư của đức Phật, chúng ta có thể đọc thấy rằng ư tưởng phân mọi người thành nhiều giai cấp đă tạo nên xấu xa trong nhân loại và làm suy đồi những xă hội toàn hảo. “Hạng người không may mắn bị đàn áp bóc lột bởi những người khác đă sống cuộc đời không có hạnh phúc được gọi là giai cấp nghèo khổ”. 

Ư tưởng mong chờ sự xuất hiện của một vị Phật tương lai h́nh như cũng đă gây ảnh hưởng đến nền Phật Giáo Nhật Bản. Năm 1957 bài xă luận đăng ở tạp chí “Đông Phương Trẻ Trung” (The Young East) đă viết: “Sự tin tưởng vào những ngày sau cùng của thế giới nói lên ư tưởng cho rằng thời đại hiện nay đă quá suy đồi hơn bất cứ giai đoạn nào khác và t́nh trạng đó đă kéo dài qua nhiều thế kỷ. Thời đại của chúng ta hôm nay có thể gọi là như vậy v́ bản chất huỷ diệt của nó. Nhưng khi nghĩ đến những ngày tốt đẹp hơn sau này, điều ấy có nghĩa là con người hy vọng giáo pháp chân chính sẽ được phục hồi ngay chính trong thời kỳ suy thoái hiện nay. Chúng ta tin rằng giáo lư của đức Phật sẽ là giáo pháp duy nhất có thể đóng góp hữu ích cho thế giới ngày nay trong đó chúng ta đang sống khổ đau”.

 Tuy nhiên có thể sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng t́nh trạng Phật Giáo tại Nhật Bản và các quốc gia đông nam Á Châu đều giống nhau. Thực ra có nhiều sự khác biệt giữa các nước Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan và Lào quốc, cũng như giữa Trung Hoa và Nhật Bản, nhất là trong các vấn đề liên quan đến đạo đức xă hội Phật Giáo. Như chúng ta thấy tại Miến Điện, đạo đức Phật Giáo đă làm nền tảng cho hiến pháp cũng như hướng dẫn đường hướng văn hoá và xă hội cho quốc gia mới này. Trong khi ở Tích Lan những ảnh hưởng của Phật Giáo không tiến xa như vậy. C̣n Phật Giáo tại Nhật Bản nhất là các tông phái Phật Giáo truyền thống cũng đă không sử dụng năng lực của ḿnh tham gia vào các sinh hoạt thế gian. 

Sự khác biệt sâu xa giữa hai phái Nam Tông (tiểu thừa) và Bắc Tông (đại thừa) Phật Giáo trong sinh hoạt xă hội đạo đức như thế nào? Trước hết có một vài khác biệt căn bản giữa tiểu và đại thừa Phật Giáo (như chúng tôi đă tŕnh bày ở các chương trước). Nhưng quan trọng hơn hết là sự sai khác trong lịch sử văn học và chính trị. Tại Miến Điện cũng như Tích Lan, các chính quyền quốc gia đă bị lật đổ bởi thực dân Anh. Nhà cầm quyền thực dân Anh đă băi bỏ đặc quyền xem Phật Giáo như quốc giáo trước kia tại cả hai quốc gia với những hậu quả là Phật Giáo đă bị thế tục hoá và suy đồi. 

Tại các nước đông nam Á Châu, Phật Giáo đă phải đương đầu với chủ nghĩa Mác Xít mà nó trở thành nền tảng ư thức hệ cho sự phát triển chính trị lẫn kinh tế của nước cường quốc láng giềng Trung Cộng. Do sự đấu tranh với Cộng Sản chủ nghĩa đă khiến các Phật tử nghĩ tưởng đến di sản đạo đức xă hội của họ. Đặc biệt dân tộc Miến Điện và Tích Lan đă không phục hồi nền quân chủ sau khi đất nước được thực dân Anh trao trả độc lập, trái lại Thái Lan vẫn tiếp tục duy tŕ một vương quốc Phật Giáo như thời xưa. 

Tại Nhật Bản, sự phát triển hoàn toàn khác hẳn. Nhờ sự phục hưng quyền lực của hoàng gia dưới thời vua Minh Trị nên Nhật Bản may mắn hơn các quốc gia khác. Họ đă không bị thực dân Tây Phương xâm chiếm. Nhật Bản đă vươn lên nhờ sự giúp đỡ của Thần Đạo (Shintoism) chứ không phải Phật Giáo. Dưới triều đại vua Minh Trị, Phật Giáo đă bị mất hết ảnh hưởng. Hành động đầu tiên của tân chính quyền bảo hoàng sau khi phục hồi quyền lực của vua chúa vào năm 1868 là phá huỷ sự liên kết lâu đời nhiều thế kỷ giữa Thần Đạo và Phật Giáo. Thần Đạo bấy giờ đă tuyên bố là tôn giáo duy nhất của quốc gia. Tượng Phật phải dời khỏi các đền thờ trong cung điện hoàng gia và nhà sư Phật Giáo bị cấm không được vào những nơi thờ phượng của thần đạo, trừ phi họ cởi bỏ những y phục của Tăng sĩ. 

Những người ủng hộ nhà vua giờ đây nh́n các Phật tử một cách ngờ vực. Họ chú tâm nghĩ đến sự trung thành với triều đại vua chúa và trật tự xă hội. Cho nên Phật Giáo đă không dự phần vào các phong trào xă hội hiện đại.Ư tưởng xă hội được truyền bá tại Nhật không do Phật Giáo như ở Miến Điện và Tích Lan nhưng từ ảnh hưởng bên ngoài bởi những người theo Mác Xít và các giáo đoàn Thiên Chúa. 

Điều này cũng đúng trong sự nổi dậy của phong trào lao động Nhật Bản mà nó trở thành môi trường cho những tranh chấp gay gắt về ư thức hệ. Những ư tưởng như Thiên Chúa và dân chủ hay vô chính phủ và chủ nghĩa công đoàn đă tranh chấp nhau để giành chiếm ưu thế. Các ư thức hệ này đă không phát sanh từ đất nước Nhật Bản và cũng không một ư thức hệ nào trong đó có thể giải quyết được các vấn đề của nhân công Nhật Bản. Những người Phật tử đă giữ thái độ đứng ngoài mọi sự tranh chấp đó. 

Năm 1926 khi tổng giáo hội Thiên Chúa tại Nhật Bản đưa ra chương tŕnh cần có đồng lương tối thiểu cho công nhân cũng như mọi tiện nghi khác th́ giới Phật tử lại tán thành chủ trương “ổn định xă hội” hay nói khác là muốn duy tŕ t́nh trạng cũ. Khi sinh viên các trường đại học Phật Giáo Nhật Bản bắt đầu tham gia công tác xă hội th́ trước tiên họ từ bỏ Phật Giáo. Điển h́nh như trường hợp của hai ông Agamazus và Takazu Seido, những người đă góp phần to lớn trong lịch sử xây dựng chủ nghĩa xă hội tại Nhật Bản. 

Lănh tụ Agamazus và Takazu Seido đều xuất thân trong các gia đ́nh Tăng sĩ Phật Giáo nhưng họ lại cắt đứt với truyền thống Phật Giáo. Ông Takazu Seido vào cuối năm 20 và trước năm 30 tuổi đă phỉ báng Phật Giáo từ quan điểm xă hội thiên tả của ông. Năm 1922, Sano Manabu, một trong những lư thuyết gia ṇng cốt của cộng sản chủ nghĩa Nhật Bản đă kêu gọi những đảng viên của ông từ chối không nhận sự giúp đỡ từ thiện của các Phật tử chùa Higashi – Hongashi và hô hào đấu tranh cho giai cấp vô sản. Năm 1933 Sano Manabu từ bỏ ư tưởng Mác Xít và trước khi qua đời năm 1953 ông lại quay về với Phật Giáo. Ông cũng kêu gọi giới Phật tử chống đối Cộng Sản và yêu cầu họ nên để ra một chương tŕnh hoạt động xă hội của riêng Phật Giáo. 

Sự chống đối các tôn giáo và Phật Giáo của những người Nhật theo Mác Xít vào thời gian đầu năm 1930 đă khiến các nhà trí thức Phật Giáo lần đầu tiên nghiên cứu thấu đáo chủ nghĩa Mác Xít và Lê Nin. Liên Đoàn Thanh Niên chủ trương canh tân Phật Giáo được thành lập dưới sự hướng dẫn của ông Seo Giro đă tham gia vào các công tác lao động và biểu t́nh chống chiến tranh. Chính quyền đă đàn áp nhóm này vào năm 1937 khi xảy ra cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Hoa. Những người theo chủ nghĩa xă hội đó là các Phật tử đă hoạt động theo lư tưởng Bồ Tát hạnh của Phật Giáo. 

Trong thế chiến thứ hai, Nhật Bản xâm chiếm Miến Điện đă dẫn đến sự liên lạc trực tiếp giữa Bắc và Nam Tông Phật Giáo. Năm 1943, các nhà lănh đạo Phật Giáo Miến đă tuyên bố rằng Nhật Bản và Miến Điện đă hợp tác trong cuộc chiến tranh chống lại sự thống trị của thực dân Anh. Chư Tăng Miến Điện rất ngưỡng mộ giới Phật tử Nhật Bản trong các chương tŕnh tích cực hoạt động cho chính trị và xă hội của họ. Nhưng sự hợp tác này về sau bị thất bại khi quân đội Nhật xua quân qua xâm lăng Miến Điện. 

Đặc biệt vào những năm sau khi Nhật Bản đầu hàng phe Đồng Minh, một vài giáo phái Phật Giáo Nhật Bản đă chú trọng nhiều đến công tác xă hội. Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản đă cố gắng giải thích lư tưởng Bồ Tát qua hành động cứu giúp xă hội hơn là đạo đức cá nhân. Chẳng hạn tạp chí “Đông Phương Trẻ Trung” (The Young East) đă đề cao ông Akira Noguchi, sinh viên trường đại học y khoa tại Đông Kinh như là một vị Bồ Tát hiện đại. Khi chiến tranh kết thúc ông Akira Noguchi đă dành hết th́ giờ cho việc chăm sóc các trẻ mồ côi không nhà trong thời hậu chiến. Các em này được nuôi dưỡng tại cô nhi viện Phật Giáo thuộc chùa Honguan ở Asakusa. Với tinh thần hy sinh quên ḿnh ông gần gũi giúp đỡ các nạn nhân đau bệnh sốt rét cho đến khi ông bị lây và chết v́ bịnh này. 

Giáo sư Shinko Sayaki trường đại học Tohoku tại Đông Kinh (Tokyo) đă kết thúc bài viết của ông về lư tưởng Bồ Tát với những lời như sau: “Thật là điều thiếu sót nếu giới Phật tử trẻ chúng ta ngày nay chỉ làu thông kinh điển Phật Giáo không mà thôi, và nếu chúng ta chỉ hiểu biết sâu xa triết lư Phật Giáo th́ cũng chưa đủ. Mà chúng ta cần thực hiện lư tưởng Bồ Tát. Bồ Tát nghĩa là ǵ và ai mới là Bồ Tát thực sự? Lư tưởng Bồ Tát không chỉ cho người nào khác mà nhằm nói đến anh và tôi, giới thanh niên Phật tử Nhật Bản chúng ta”. 

Chia xẻ với lư tưởng lợi tha trên là cơ sở của trường đại học Từ Thiện Xă Hội ở Nagoya. Đại học này không thuộc bất cứ tông phái Phật Giáo đặc biệt nào nhưng hệ thống giáo dục của nó lấy giáo lư đức Phật làm căn bản. Viện trưởng của trường là ông Shugaku Suzuki, một nhà sư theo tông phái Nhật Liên (Nichiren) và là nhân vật hoạt động từ thiện xă hội từ năm 1927. Năm 1953 ông thành lập cơ sở Ho Onji Gakuen nhằm huấn luyện đào tạo các nhân viên công tác xă hội. Cơ sở này cũng là nguồn gốc tạo dựng nền tảng cho trường trung học Từ Thiện Xă Hội tại Chubu mà năm 1957 nó trở thành đại học chính thức đào tạo nhân viên xă hội cho các hăng xưởng kỹ nghệ và nhiều tổ chức tôn giáo khác. 

Trong các tông phái Phật Giáo truyền thống tại Nhật Bản, tinh thần đạo đức thường được thực hiện qua hoạt động tổ chức các cơ quan từ thiện của họ như các vườn trẻ, viện giúp người mù và nhà thương v..v…. Nhưng các giáo phái mới Pháp Hoa phát xuất từ Nhật Liên Tông (Nichiren) chủ trương tiến xa hơn là họ đă tham gia, dự phần vào các sinh hoạt chính trị. 

Đứng hàng đầu trong các giáo phái này là “Sáng Giá Học Hội” (Soka – Gakkai). Nền tảng của Hội được xây dựng trên giáo lư kinh Pháp Hoa và lời dạy của đại sư Nhật Liên (Nichiren). Người sáng lập là ông Toda, đă phát biểu rằng cuộc sống của toàn thể nhân loại thuộc nhiều quốc gia và xă hội đều có tương quan tương duyên với nhau. Cho nên mọi người đều có chung một lư tưởng là thực hành hạnh nguyện Bồ Tát cứu độ cho tất cả đồng bào trong nước và toàn nhân loại trên thế giới.  

Ông Toda cũng nêu lên lập trường chính trị về chủ thuyết của ông là Nhật Bản đă đầu hàng Đồng Minh trong thế chiến thứ hai, nhưng sẽ chiến thắng trên mặt trận tinh thần và sứ mạng của dân tộc xứ mặt trời chúng ta là tranh đấu cho nền hoà b́nh cũng như hạnh phúc của nhân loại thế giới. Và cuộc chiến thắng này chỉ có thể thành tựu nhờ thể hiện tinh thần của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

 Sáng Giá Học Hội đă phát triển thành một phong trào chính trị quan trọng. Năm 1940, dưới sự lănh đạo của vị sáng lập, ông Makiguchi, chỉ có khoảng 500 hội viên, và năm 1960 đă tăng lên tới con số 5 triệu. Mỗi tín đồ có bổn phận cổ động thêm nhiều hội viên khác gia nhập, nhờ vậy, giáo phái này mỗi tháng tăng thêm khoảng mười ngàn hội viên mới. Tháng 5 năm 1955, Sáng Giá Học Hội trong cuộc bầu cử địa phương đă có tổng số 62.000 phiếu và chiếm được 32 ghế đại biểu tại Hội Đồng Thành Phố Đông Kinh (Tokyo). Tháng 7 năm 1956, họ đắc cử 4 ghế và mùa xuân năm 1959 được 6 ghế đại biểu vào thượng viện Quốc Hội. Một số lớn cử tri đă đi bầu khoảng 400.000 phiếu cho một ứng cử viên. 

Bà Kashiwabara, một trong các nữ ứng cử viên đă nhận được số phiếu lớn nhất tại thủ đô Đông Kinh có dân số 10 triệu. Bà đă góp phần vào tinh thần tranh đấu cho phong trào này nhằm chống đối lại các giáo đoàn Thiên Chúa. Bà tuyên bố: “Chúng ta đang nỗ lực thực hành lư tưởng cao cả nhất, và đó cũng là cuộc sống tốt đẹp nhất. Việc làm thánh thiện nhất là sùng kính Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Ngài Nhật Liên. Một số người thường nghĩ rằng các việc làm tốt đẹp nhất chỉ t́m thấy trong Thiên Chúa Giáo. Giờ đây chúng ta hăy xem thử điều ấy có đúng không? Cuối cùng rồi chúng ta sẽ thấy rơ chân lư sẽ nằm ở đâu, bên Thiên Chúa Giáo hay Sáng Giá Học Hội”. 

Hiện nay Sáng Giá Học Hội có 9 ghế đại biểu trong thượng viện Quốc Hội Nhật Bản. Ngài Nhật Liên, giáo chủ Nhật Liên Tông đă phát biểu rằng ư thức về một xă hội mới là một lư tưởng quốc gia: một thế giới Phật Giáo dưới sự hướng dẫn của chính phủ xứ Mặt Trời Mọc với cơ quan điều hành đặt tại đỉnh núi thánh địa Minobu, sẽ là trung tâm phát triển, truyền bá nền hoà b́nh và an lạc mới cho toàn thế giới. Sáng Giá Học Hội đă chấp nhận lư tưởng này cùng phối hợp với các tư tưởng của nền triết học Tây Phương hiện đại để làm nền tảng xây dựng cho mọi sinh hoạt xă hội và chính trị của nước Nhật Bản ngày nay. Như vậy, lư tưởng tôn giáo của giáo phái trên được h́nh thành qua sự kết hợp giữa giáo lư đức Phật với tư tưởng của Wilhelm Windelband và Heinrich Richkert theo đạo đức phái Kant tây phương. 

Ngoài ra, Sáng Giá Học Hội có tinh thần truyền giáo một cách cực đoan. Mỗi hội viên là một nhà truyền đạo. Họ đặt ra danh từ mới “Shakubuku” hay “Chiết Phục” (Shaku: bẻ găy; buku: đầu hàng) để diễn đạt ư nghĩa của chữ “mission” (sứ mạng hay nhiệm vụ). Theo ngữ nguyên tiếng “Shakubuku” (Chiết Phục) có nghĩa là cải đạo bằng vũ lực. Thực vậy, Sáng Giá Học Hội đă tuyên bố rằng mục tiêu của giáo phái là biến đổi mỗi người dân Nhật Bản trở thành một tín đồ của chân lư, một đệ tử của đức Phật bất diệt. Nói khác, mỗi người đều có thể tu hành thành Phật. 

Chính cuộc đời của ngài Nhật Liên (Nichiren) đă gặp nhiều đoạ đày và bị ngược đăi cho nên Sáng Giá Học Hội đă thừa hưởng từ vị giáo chủ của họ lư thuyết của sự khắc khổ, và hành hạ. Một người khi làm nhiệm vụ truyền giáo gặp nhiều gian truân khổ cực sẽ không bao giờ chết, nhưng trở thành bất tử và sống cuộc đời ngập tràn niềm vui. Với tinh thần truyền giáo cực đoan này giáo phái Sáng Giá Học Hội không giống các tông phái Phật Giáo khác ở Nhật Bản. 

Một phong trào Phật tử cư sĩ khác cũng xây dựng trên tinh thần của Kinh Pháp Hoa là Linh Hữu Hội (Reiyukai). Phái này được thành lập vào năm 1925 trong t́nh trạng hỗn loạn của xă hội tiếp theo sau cuộc động đất khủng khiếp Kanto tại Nhật Bản. Năm 1960 họ có khoảng hơn ba triệu tín đồ. Reiyu – kai nghĩa là “Hội giúp những người quá cố”. Chữ “rei” (linh hồn kẻ mất) nhằm chỉ các hương linh của những người đă qua đời. Do đó, sự thờ cúng ông bà được đặt làm nền tảng cho giáo phái này với sự kết hợp của các hoạt động đạo đức, xă hội mang màu sắc tín ngưỡng. Nguyên tắc chính của họ là “Sùng kính giáo nghĩa Kinh Pháp Hoa, thờ cúng ông bà tổ tiên, sáng suốt hướng dẫn tư tưởng quần chúng và giác ngộ cho nhân loại thế giới”. 

Đặc điểm của Hội Linh Hữu là có ḷng từ bi giúp đỡ tất cả mọi người trong xă hội. Kinh Pháp Hoa dạy chúng ta kính trọng hàng tứ chúng đệ tử của đức Phật là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, nam và nữ cư sĩ Phật tử trong khi Linh Hữu Hội khuyên chúng ta nên kính trọng tất cả mọi người. Ai cũng có thể nh́n thấy nơi mỗi đồng hương của ḿnh một vị Phật tương lai và nên đối xử tốt với họ. 

Để thực hiện theo tinh thần của giáo lư này, các hội viên hội phụ nữ và đoàn thể thanh niên của Linh Hữu Hội đă phát tâm làm nhiều công tác từ thiện xă hội mà không nhận lănh một đồng lương nào. Hội không chủ trương xây cất nhà thương và viện dưỡng lăo cho các thành viên trong Hội mà họ đă kiến lập nhiều cơ sở rồi hiến tặng cho những cơ quan từ thiện. Chẳng hạn năm 1958 bà Kotani Kimi, đồng sáng lập và đương kim chủ tịch Hội Linh Hữu đă dâng cúng một ngôi nhà mới xây nhiều tầng trị giá 200 triệu Yen (tiền Nhật) cho Trường Hoạt Động Xă Hội tại Đông Kinh (Tokyo). 

Giáo phái Pháp Hoa thứ ba, Lập Chánh Giao Thành Hội (Rissho Kosei – Kai) cũng đă phát triển trong 20 năm qua từ một nhóm nhỏ ba mươi người đến hai triệu rưỡi tín đồ, và mỗi tháng tăng thêm ít nhất khoảng 10.000 hội viên tích cực hoạt động. Đây cũng là một phong trào bành trướng của cư sĩ Phật tử. Các nhóm Phật tử này thường xuyên nhóm họp để thảo luận học tập, mỗi cá nhân được xem như một thành viên liên lạc nối liền với tập thể của toàn phong trào. Tại các buổi họp, nhiều vấn đề của Hội cũng như từng cá nhân được đem ra bàn căi. Trong khi thảo luận, mỗi hội viên can đảm tự kiểm thảo, phê b́nh xây dựng lẫn nhau. Mục tiêu của Hội nhằm thực hiện một xă hội công bằng, bác ái, tương thân tương trợ và giao hảo tốt với mọi người.

 Khác hẳn với Hội Linh Hữu, Lập Chánh Giao Thành Hội chú trọng đến sự xây dựng, giúp con người trở nên toàn hảo hơn là hành động thờ cúng ông bà tổ tiên. Ngoài ra những tín đồ của Hội được xem như các Bồ Tát và sự thành tựu quả vị Phật của mỗi hội viên là mục đích cùng tột trong đề án phát triển Phật Giáo của Hội.

 Năm 1950, Hội thiết lập một ngôi trường rất lớn tại Đông Kinh (Tokyo) làm nơi quy tụ cho hàng trăm nhóm Phật tử hằng ngày đến học tập và thảo luận. Hai năm sau, Hội đă hoàn tất công tŕnh xây cất một bệnh viện tân tiến, và cũng năm đó, một cơ sở vĩ đại khác cũng được thiết lập nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển nhanh chóng trong việc quản lư, điều hành mọi Phật sự của Hội. Năm kế tiếp Hội khánh thành một giảng đường trong đó đặt toà soạn nơi xuất bản tạp chí Phật Giáo “Dharma World” (Pháp Giới) của Hội với số lượng ấn hành 200.000 bản mỗi kỳ. Đài phát thanh, pḥng chiếu phim, nơi làm lễ cưới, hội trường và thư viện cũng đă được xây dựng. Năm 1954, Hội thiết lập các trường tiểu học, trung học đệ nhất, đệ nhị cấp, và năm 1957 một thính đường vĩ đại có thể chứa 50.000 người. 

Hằng ngày, khoảng 10.000 Phật tử tại gia đă tổ chức các buổi học tập và thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần. Những hoạt động này được điều hành, hướng dẫn bởi một hội đồng quản trị, quy tụ đông đảo các thành viên có khả năng và hoạt động rất tích cực. Điều đáng ngạc nhiên khi chúng ta được biết người khởi xướng phong trào cư sĩ rộng lớn này là một cô gái bệnh hoạn, sinh trong một gia đ́nh thấp kém, và nghèo khổ. Cô ta tên Naganuma Myoko, có gia đ́nh nhưng thiếu hạnh phúc và làm công cho một xưởng máy. Lời cô phát biểu sau đây đă đặt làm nền tảng căn bản tinh thần cho phong trào. 

Bao lâu con người c̣n bị khống chế bởi cái ta ích kỷ th́ họ không thể nào phát triển lớn mạnh. Cho nên chúng ta là những nhân vật tầm thường, không có ǵ quan trọng. Nền giáo dục, mọi sự hiểu biết của chúng ta thực ra chẳng đáng ǵ cả trong cái nh́n tuệ giác của đức Phật. Tất cả chúng ta đều trở thành vô nghĩa, là con số không”. 

Đức tánh khiêm tốn đă làm khuôn vàng thước ngọc cho giáo lư của bà Naganuma Myoko. Theo bà, chỉ có sự nhẫn nhục, hạ ḿnh khiêm cung mới giúp chúng ta chiến thắng được ḷng vị kỷ nhỏ nhen và nhờ tinh thần hy sinh vị tha này, Lập Chánh Giao Thành Hội đă thành công gây được ảnh hưởng to lớn trong đời sống chính trị và xă hội của Nhật Bản ngày nay. 

             Thực vậy, các tôn giáo mới tại Nhật Bản bắt nguồn từ những h́nh thức Phật Giáo cổ truyền đă phục hồi làm sống lại tinh thần đạo đức xă hội của Phật Giáo mà nó đă bị phai mờ qua nhiều thế kỷ.

 

(Trích tác phẩm “Buddhism or Communism Which Holds The Future of Asia”)

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/03/10