SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC CHO TUỔI TRẺ



Tuệ Sỹ

 

 

 

Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô h́nh tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô h́nh phương Tây một cách vội vă đă làm xói ṃn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xă hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lư. T́nh trạng đó tất nhiên đă có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt nam.


Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng h́nh như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xă hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô h́nh giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xă hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên. Đó là sự khác biệt giả tạo như vũng śnh, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân. Tuổi trẻ Viêt nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hương, hay thực sự đă mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua t́nh trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nh́n từ điểm đứng dân tộc. Tuổi trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt nam của ḿnh, th́ hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng Đại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Viêt nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tinh trạng di thực. Quưt phương Nam đêm trồng trên đất phương Bắc, có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, và cũng có thể èo uột v́ không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây c̣n dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Đại bộ phận tuổi trẻ Việt nam ngày nay biết rất ít về quá khứ ông cha ḿnh, đă yêu nhau như thế nào, đă suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.


Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam tuy có thể được tin tưởng là c̣n cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô t́nh chẳng khác nào bác sĩ không c̣n biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết để chọn hướng đi tương lai cho đời ḿnh. Mặt khác, do sức ép chính trị mà tuổi trẻ cần phải được tập hợp thành lực lượng tiền phong và hậu bị để bảo vệ chế độ, do đó việc giảng giải đạo Phật cho tuổi trẻ không được phép vượt qua các cổng chùa. Bên trong cổng chùa, tuổi trẻ chỉ đựơc giảng dạy những ư nghĩa vô thường hay vô ngă không như là quy luật vận động đê tồn tại, phát triển và hủy diệt của thiên nhiên và xă hội, mà như là một bức tranh toàn xám của cuộc đời được tô trét bởi những người mà tuổi đời đă mệt mỏi với những thành công và thất bại đă làm thui chột ư chí.


Trong một xă hội mà các giá trị tâm linh truyền thống đang bị băng hoại, một số thanh niên tác quái tại các đô thị lớn dựa vào quyền lực chính trị của cha chú, hay tiền của bất chính của bố mẹ; một số khác miệt mài học chỉ để làm thuê, làm những người nô lệ kiểu mới trung thành với những ông chủ giàu sụ. Một số khác, cam chịu thân phận nghèo đói, thất học, cam chịu tất cả nhục nhă của một dân tộc nghèo nàn lạc hậu. Trong t́nh trạng đó, sự hiện diện của các đoàn sinh GDPT, những đơn vị tập hợp các thanh niên biết t́m lẽ sống cho bản thân, thật sự là một thách thức xă hội, mà quyền lực chính trị cảm thấy như một đe doạ nếu không vận dụng được để phục vụ cho tham vọng đen tối, mà v́ tham vọng ấy có khi sẵn sàng măi quốc cầu vinh. Như thế th́, tất nhiên là ảo tưởng khi nói rằng, chúng ta chỉ tập họp tuổi trẻ để dạy đạo, không cần biết cái ǵ khác nữa. Nói thế chẳng khác nào lùa những nai con vào một chỗ để cho cọp dữ dễ dàng thao túng.


Tất nhiên, đất nước cần tuổi trẻ để xây dựng. Đạo pháp cũng cần tuổi trẻ để thể hiện bản hoài tiếp vật lợi sinh của ḿnh. Theo bản hoài đó, giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ không chi có mục đích chiêu dụ họ vào trong bốn vách tường nhà chùa để cách ly những pḥng trà, hộp đêm, những môi trương cám dỗ, sa đọa. Tuy nhiên, cơ bản giáo dục đạo Phật vẫn phải là rèn luyện đạo đức, phát tŕnh độ nhận thức tâm linh.


Trước hết, hăy nói về rèn luyện đạo đức. Ở đây hoàn toàn không có vấn đề nhồi nhét những tín điều đức lư. Nghĩa là, không nói với tuổi trẻ không được làm điều nầy, không được làm điều kia. Tuổi trẻ có thể làm bất cứ điều ǵ mà họ tự thấy thích ứng với thời đại. Nhưng không để cho tuổi trẻ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc hại của thời đại, không bị lệch hướng nhận thức bởi các phong trào thời thượng, do đó cần thiết lập một không gian an toàn, và di động. Không gian an toàn đó là bồ đề tâm. Tính di động, đó là vô trụ xứ của Bồ tát. Chúng ta cần nói thêm hai điểm này.


Lớn lên tại các đô thị phồn vinh, rồi bước vào xă hội với học vị cao, mức sống ổn định, một bộ phận tuổi trẻ ít khi trực tiếp sống với những đau khổ của các bạn trẻ khác ở những vùng đất tối tăm xa lạ. Thiếu đồng cảm về những khổ đau của đồng loại, do đó cũng thiếu luôn cả nhận thức về thực chất của sự sống, không thể hiểu hết tất cả ư nghĩa thiết cốt của khát vọng sinh tồn. Cho nên, đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ, phải có nghĩa là đưa tuổi trẻ đến giáp mặt với thực tế của sinh tồn. Đó là làm phát khởi bồ đề tâm nơi tuổi trẻ: “Nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đ̣. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ ngọn đuốc sáng.” Đây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính lâ mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho ḿnh, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời ḿnh.


Về tính di động, đó là tính mở rộng, không tự câu thúc vào trong một không gian xă hội chật hẹp, để có thể có tầm nh́n xa hơn, vượt ngoài thành kiến và truyền thống khép kín của xă hội ḿnh đang sống. Nói cụ thể hơn, tuổi trẻ được giáo dục để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng lên đường. Đến bất cứ nơi nào trên trái đất này, nơi mà đau khổ được sống thực hơn, hạnh phúc được trắc nghiệm chân thực hơn. Trong một ư nghĩa khác, tính di động như vậy đồng nghĩa với tính phiêu lưu. Từ khi sống tại những đô thị được xem là ổn định, nhân loại đă dập tắt đi tính phiêu lưu nơi tuổi trẻ, nhưng khơi dậy tính du lịch nơi người lớn đi t́m những lạc thú mới để thay đổi khẩu vị thường nhật.


Tinh thần vô trụ xứ tất nhiên có nhiều điểm khác biệt. Vô trụ xứ nói, “Không trụ sinh tử, không trụ Niết bàn.” Đó là tinh thần khai phóng, không bị buộc chặt vào bất cứ giá trị truyền thống nào. Tuổi trẻ cần được học hỏi để sống với tinh thần khai phóng và bao dung, để tự minh định giá chuẩn xác giá trị các nền văn minh nhân loại, tự ḿnh chọn hướng đi thích hợp trong ḍng phát triển hài hoà của tất cả các nền văn minh nhân loại, tuy khác biệt tín ngưỡng, khác biệt tập quán tư duy, khác biệt cả phong thái sinh hoạt thường nhật.


Về sự phát triển tŕnh độ nhận thức tâm linh nơi tuổi trẻ, ở đây chúng ta nói đến sự học tập thông qua Kinh điển truyền thống. Tam tạng Thánh điển là kho tàng kiến thức bao la. Dựa trên những lời dạy căn bản của đức Phật về giá trị của sự sống, bản chất của đau khổ và hạnh phúc, trên đó nhiều quy luật về thiên nhiên, về xă hội, về tâm lư, ngôn ngữ, của con người lần lượt được phát hiện qua nhiều thời đại trong nhiều khu vực địa lư có truyền thống lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, trong toàn bộ lịch sử các nền văn minh nhân loại, đang tồn tại hay đă biến mất, không một học thuyết nào mà không từng bị nhận thức của người đời sau vượt qua. Có học thuyết bị vượt qua và bị đào thải luôn, có học thuyết bị vượt qua, rồi được phục hoạt. Nhưng có rất ít học thuyết được phục hoạt mà bản chất không bị biến dạng. Biến dạng cho đến mức nếu so sánh với quá khứ, nó như là quái thai. Giáo lư của Phật khẳng định quy luật vô thường, nên vấn đề là khế lư và khế cơ, chứ không phải là vấn đề bị hay không bị vượt qua và đào thải.


Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nh́n thẳng vào vào bản chất sự sống. Cho nên, sư học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung dột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phúc chân thật. Bi và trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay lượn vào suốt không gian vô tận của đời sống.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/02/10