NIÊN BIỂU PHẬT GIÁO

 Hoang Phong

 

 

Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" th́ Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, v́ vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, th́ Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486. Tuy vậy ngay trong bảng "Niên biểu dài" trên đây lại cũng có một chút khác biệt là theo tư liệu Tích Lan th́ Đức Phật tịch diệt vào năm - 544 hay năm - 543, và nếu đúng như thế th́ có một sự sai biệt gần 60 năm. Đây cũng có thể gọi là bản « Niên biểu Nguyên thủy » mà các nước theo Phật giáo Nguyên thủy chẳng hạn như Tích Lan và một số quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Miến Đ́ện... vẫn giữ, nghĩa là xác định năm mà Đức Phật tịch diệt là  - 544 hay - 543.

Bảng "Niên biểu ngắn" th́ được thiết lập căn cứ vào các tư liệu Ấn độ cho là Đức Phật tịch diệt 100 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức đăng quang. Như vậy theo bảng Niên biểu này th́ Đức Phật nhập vào Đại Bát Niết bàn vào năm - 368. Gần đây hơn th́ có Giáo sư ưu tú Richard Gombrich của Đại học Oxford, một chuyên gia lỗi lạc về Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Đức Phật tịch diệt vào năm - 400 sau khi phân tích tỉ mỉ các kinh sách Nam tông. Có một số các học giả Tây phương tin vào giả thuyết này.

Mặc dầu năm sinh và năm tịch diệt của Đức Phật không được ghi chép theo phương pháp sử học, nhưng một số biến cố quan trọng trong cuộc đời của Đấng Thế Tôn th́ lại được tất cả các tư liệu và kinh sách thuộc tất cả các tông phái và học phái Phật giáo nhất loạt ghi chép giống nhau : Đức Phật đạt Giác ngộ lúc Ngài được ba mươi lăm tuổi, sau một thời gian tu khổ hạnh kéo dài bảy năm, và Ngài tịch diệt vào năm tám mươi tuổi. Nhờ đó mà các học giả có thể truy ra niên đại liên quan đến các biến cố lớn trong cuộc đời của Đức Phật.

Nói chung th́ các sử gia và học giả đều gặp ít nhiều khó khăn khi nghiên cứu về sử học và văn minh Ấn độ v́ nền văn hóa của xứ này thường đặt trọng tâm vào những "giá trị tinh thần" nhiều hơn là những "giá trị năm tháng" như các nền văn hóa Tây phương. Trong số tư liệu vô cùng phong phú ngày nay không mấy khi t́m thấy hai bảng Niên biểu hoàn toàn giống nhau. Niên biểu được tŕnh bày dưới đây được căn cứ vào bảng "Niên biểu dài", trong đó nếu có một chút sai biệt hay thiếu chính xác nào về năm tháng th́ cũng là một điều dễ hiểu và điều đó cũng không hệ trọng lắm trong quá tŕnh hơn hai ngàn năm trăm năm của lịch sử phát triển Phật giáo. Thiết nghĩ trong suốt chuỗi dài lịch sử đó điều quan trọng hơn hết là nền tảng giáo lư của Đức Phật vẫn luôn vững chắc và nguyên vẹn qua không gian và thời gian. Bảng Niên biểu dưới đây chỉ có mục đích giúp cho chúng ta ư thức được vị trí của Phật giáo trong bối cảnh lịch sử của nhân loại và tuyệt nhiên không có một tham vọng đưa ra một bảng Niên biểu làm chuẩn nào cả. Đây chỉ là một "bảng nháp" đang chờ đợi các học giả uyên bác sửa chữa và hiệu đính để được hoàn hảo hơn.

 

NIÊN ĐẠI TỔNG QUÁT CỦA ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

(cho đến Triều đại của Hoàng đế A-Dục)

 

- 2600 đến - 1700 : Thời kỳ phát triển của nền văn minh đô thị dọc theo thung lũng sông Indus (ngày nay thuộc lănh thổ Pakistan).

- 1800 đến - 1000 : Một nhóm dân Arya từ Trung đông đến lập nghiệp tại vùng Bắc Ấn. Trong khoảng thời gian này người ta cũng thấy xuất hiện một bản kinh tụng (dùng để xướng lên với mục đích cầu khẩn) gọi là kinh Vệ-đà (Rig-Veda). Bản kinh này được ghi chép bằng một thứ tiếng Phạn cổ, mang tính cách thiêng liêng, và làm nền tảng cho một nền tôn giáo gọi là Vệ-đà.

- 1000 đến - 600 : Dân Arya khai phá và tiến dần vào vùng thung lũng sông Hằng.

Nền văn minh đồ sắt xuất hiện.

Bắt đầu từ năm - 800 : Nhiều đế quốc được thiết lập trong vùng trung bộ của thung lũng sông Hằng và do các bộ tộc quư phái cai trị. Người ta thấy xuất hiện một số kinh sách mới gọi là Upanishad, đó là các bản kinh Vệ đà được cải tiến. Trong các kinh ấy người ta cũng thấy xuất hiện khái niệm về ta-bà (samsara). Cũng xin nhắc là khái niệm ta-bà trong giáo lư của Đức Phật sau này khác hẳn với khái niệm ta-bà trong các kinh Upanishad.

 

Thế kỷ thứ VI đến thứ V trước Tây lịch:

Đây là một thời kỳ thật sôi động trong lănh vực tâm linh và tôn giáo : đạo Bà-la-môn thay thế hẳn đạo Vệ đà. Đây là bối cảnh xă hội khi Đức Phật Sĩ-Đạt-Ta Cồ-Đàm đang tại thế, Ngài đưa ra một học phái mới mà sau này gọi là Phật giáo. Đồng thời với Đức Phật c̣n có một vị Thầy khác với một tầm cỡ khá lớn là Mahavira, người sáng lập ra tôn giáo Jain.

- 530 : Người Ba tư (thuộc I-ran ngày nay) xâm chiếm vùng Penjab thuộc Tây bắc nước Ấn.

Từ năm - 400 (trước Tây lịch) đến năm 400 sau Tây lịch: Hai tập "anh hùng ca" khổng lồ là Ramayan (gồm 24 000 câu thơ) và Mahabharata (gồm 250 000 câu thơ) đă được trước tác trong thời gian này. Hai tập "anh hùng ca" trên đây dựa vào những nhân vật huyền thoại và mang tính cách thiêng liêng. Hai tác phẩm này được xem như hai quyển thánh kinh và đă ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn hóa và triết học của cả nước Ấn. Cũng trong khoảng thời gian trên đây Ấn giáo được h́nh thành xuất phát từ đạo Bà-la-môn.

- 479 : Đức Khổng tử qua đời.

- 327 : Alexandre Đại đế (Alexandre le Grand, Aléxandros ho Mégas) vua xứ Macédoine (Hy lạp cổ) đánh chiếm vùng Đông bắc Ấn.

- 321 : Một vị anh hùng tên là Chandragupta Maurya đánh đuổi được quân của Alexandre Đại đế ra khỏi Tây bắc nước Ấn rồi thừa thế kéo quân về phía Đông bắc lật đổ vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha, ngày nay thuộc tiểu bang Bihar). Ông thành lập triều đại Maurya và đóng đô ở Hoa-thị-thành (Pataliputra, ngày nay là Patna). Chandragupta Maurya trị v́ khoảng từ - 322 đến - 300, con trai là Bindusara lên nối ngôi từ - 300 đến - 272, và sau đó th́ con trai của Bindusara (cháu nội của Chandragupta) là Asoka tức hoàng đế A-dục lên thay (- 272 - 230). Tuy nắm quyền bính từ năm - 272 sau khi vua cha là Bindusara qua đời, nhưng măi bốn năm sau tức là vào năm - 268 th́ hoàng đế A-dục mới chính thức làm lễ đăng quang. 

 

NIÊN BIỂU PHẬT GIÁO

 

Thế kỷ thứ VI (trước Tây lịch)

- 563: Sĩ-đạt-ta Cồ-Đàm ra đời trong một vương quốc nhỏ thuộc Đông bắc nước Ấn, thuộc ḍng họ quư tộc Thích-ca (Sakya) đang cai trị vương quốc này.

- 534: Mặc dầu đă có gia đ́nh và một người con trai, nhưng Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm vẫn quyết tâm từ bỏ cuộc sống vương giả để đi t́m con đường tu tập tâm linh. Ăn mặc rách rưới và sống khất thực, Ngài ḥa nhập với những người tu khổ hạnh khác, rồi đi dần xuống vùng thung lũng sông Hằng và theo học với hai vị thầy rất nổi tiếng thời bấy giờ. Tuy nhiên sau đó th́ Ngài quyết định tự t́m lấy một con đường tu tập riêng cho chính ḿnh. Có năm vị đồng tu cùng đi theo, nhưng sau một thời gian tu khổ hạnh vô cùng khắt khe bằng cách nhịn đói để hành xác mà không mang lại một chút kết quả nào, Ngài Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm quyết định chọn một lối tu mang tính cách ôn ḥa hơn, không tự hành xác nữa. Năm người bạn đồng tu không hiểu được ư nghĩa việc chuyển hướng ấy nên giận mà bỏ đi.

- 528 : Ngài Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một cội bồ đề trong một khu rừng gần ngôi làng Uruvela và đạt được Giác ngộ. Sau đó Ngài thuyết giáo lần đầu trong khu vườn Lộc Uyển (Sarnath) gần thành Ba-la-nại (Benares) khi Ngài gặp lại năm vị đồng tu trước đây. Sau khi nghe giảng th́ cả năm vị đều xin được làm đệ tử của Ngài. Sau đó Ngài lại tiếp tục thuyết giáo, thu nạp đồ đệ, thành lập tăng đoàn trong toàn vùng thung lũng sông Hằng. Người đương thời gọi Ngài là Đức Thích-ca Mâu-ni hay là Đức Phật. Chữ Phật ở đây có nghĩa là Đấng Giác ngộ.

 

Thế kỷ thứ V (trước Tây lịch)

 - 483 : Đức Phật tịch diệt gần một thị trấn nhỏ là Câu-thi-na (Kushinagar). Ngay trong năm đó các đệ tử của Ngài tập họp nhau lại ở thành Vương-xá (Rajagriha) thuộc vương quốc Ma-kiệt-đà để tổng kết và ôn lại những lời giáo huấn của Đức Phật và sắp xếp thành một hệ thống giáo lư căn cứ vào khẩu truyền.

Khoảng - 480 đến - 390 : Phát sinh nhiều học phái Phật giáo khác nhau và tất cả đều tự cho ḿnh là xuất phát từ giáo lư chính thống của Đức Phật.

 

Thế kỷ thứ IV (trước Tây lịch)

Khoảng - 380 đến - 370 : Kết tập Kinh Điển lần thứ hai ở thành Vệ-xá-li (Vaisali)

Từ - 370 đến - 340 : Nhiều cuộc tranh biện về giáo lư đă xảy ra giữa các học phái.

Khoảng - 350 : Một nhóm thuộc học phái Thượng tọa bộ (Sthaviravada) tách riêng và thành lập học phái Đại chúng bộ (Mahasanghika).

- 327 : Alexandre Đại đế (xứ Macédoine của Hy lạp) kéo quân xâm chiếm lănh thổ Panjab của Ấn.

 

Thế kỷ thứ III (trước Tây lịch)

Đầu thế kỷ thứ III : Đă có hơn 18 học phái Phật giáo được thành lập và rất thịnh hành trên đất Ấn.

- 268 : Lễ đăng quang của hoàng đế A-dục.

-257 : Hoàng đế A-dục chinh phạt lănh thổ Kalinga. Sau trận chiến th́ ông quy y. Sau đó th́ tổ chức kết tập Đạo Pháp lần thứ ba với mục đích chỉnh đốn Kinh điển. "Tam tạng Kinh" bằng tiếng Pali được thành h́nh (từ đó liên tục được chỉnh đốn cho đến hết thế kỷ thứ I sau Tây lịch). Đồng thời hoàng đế A-dục cũng gởi các phái bộ truyền giáo ra ngoài biên giới của thung lũng sông Hằng, đến các nơi khác trên đất Ấn và các quốc gia lân bang như Tích lan, Hy lạp, các quốc gia Trung và Cận đông...

- 240 : Phật giáo chính thức được truyền bá vào Tích Lan.

- 230 : Hoàng đế A-dục qua đời.

 

Thế kỷ thứ II (trước Tây lịch)

Bảo tháp lớn nhất ở Sanchi (tiểu bang Madhya Pradesch) được xây dựng.

- 168 : Hy Lạp xâm chiếm Ấn độ.

- 168 - 145 : Hoàng đế Hy Lạp trị v́ lănh thổ Ấn (Penjab) là Ménandre c̣n có tên là Malinda (Di-lan-đà). Vị hoàng đế này sau khi hội kiến với một đại sư thời bấy giờ là Nagasena (Na tiên, dịch nghĩa là Long quân) đă tỏ ra hết sức thán phục và say mê Phật giáo. Từ đó ông hết ḷng ủng hộ Phật giáo.

- 202 : Nhà Hậu Hán thống nhất lănh thổ.

 

Thế kỷ thứ I (trước Tây lịch)

Trong suốt thế kỷ này rất nhiều kinh sách Phật giáo bằng chữ viết xuất hiện. Các kinh sách này mang tính cách "tân tiến" hơn những ǵ thuộc thời kỳ khẩu truyền trước đây và đă mở ra một chân trời mới cho Phật giáo.

Phật giáo được đưa vào Trung quốc dưới thời nhà Hậu Hán.

Con đường tơ lụa cũng bắt đầu trở thành con đường truyền bá Đạo Pháp rất tích cực trong toàn thể vùng Cận đông và Trung quốc.

- 35 - 32 : Kinh tạng Pali được ghi chép bằng chữ viết hẳn hoi.

Phật giáo Đại thừa cũng bành trướng rơ rệt vào khoảng cuối thế kỷ này.

 

Thế kỷ thứ I

0 : Chúa Jê-Su sinh ra đời, đánh dấu năm Tây lịch đầu tiên.

50 : Thánh Thomas đến thành phố Mylapore thuộc lănh thổ Chennai (ngày nay là Madras) miền Nam nước Ấn để truyền giáo.

65 : Minh đế nhà Hậu Hán là vị hoàng đế Trung quốc đầu tiên đứng ra bảo vệ và quảng bá Phật giáo. Hai nhà dịch thuật Ấn độ là Malanga và Gobharana dịch nhiều bộ kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, trong số này có bộ Bát nhă Tâm kinh (Prajnaparamita).

 

Thế kỷ thứ II

Đại học Na-lan-đà được xây dựng tại Ma-kiệt-đà gần thành Vương-xá (Rajagraha) và gồm có tám ṭa tu viện thật lớn. Đức Phật khi c̣n tại thế đă thường ghé ngang nơi này trên đường Hoằng Pháp. Tại địa điểm này cũng có hai bảo tháp chôn cất xá lợi của hai vị là Xá-lợi-phất (Sariputra) và Mục-kiền-liên (Maudgalyayana). Thật ra th́ hoàng đế A-dục là người trước nhất đă đứng ra xây dựng một ngôi tu viện tại địa điểm này, nhưng lúc đó chưa mang tên là Na-lan-đà.

Phật giáo được chính thức truyền vào Việt Nam. Có một giả thuyết cho rằng Phật giáo đă được truyền bá vào Việt Nam từ năm - 111 (trước Tây lịch) và cũng có một giả thuyết khác cho rằng Phật giáo được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch đưới triều đại vua A-dục ở Ấn độ.

104 : Lần đầu tiên người ta thấy có những ảnh tượng của Đức Phật, v́ từ trước đó th́ Đức Phật chỉ là một biểu tượng mang tính cách trừu tượng và thiêng liêng.

144 - 167 : Thành lập triều đại của hoàng đế Ka-nị-sắc-ca vương (Kanisha) tại Ấn, một triều đại bảo vệ Phật giáo rất tích cực.

128-151 : Kết tập Đạo Pháp ở Cachemire. Bộ Luận tạng (Abhidharmapitaka) của học phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) được soạn thảo. Sau lần kết tập này Phật giáo bành trướng rất nhanh chóng, đặc biệt nhất là trong các vùng Cận đông và Trung quốc. Asvaghosa (Mă Minh) trước tác một tập thơ gọi là Phật sở hạnh tán (Buddhacarita) kể lại cuộc đời của Đức Phật. Bộ Diệu pháp Liên hoa Kinh cũng được soạn thảo, có lẽ vào năm 150.

189 : Thánh Pantaenus được giám mục Alexandrie gởi sang Ấn để truyền giáo nhưng không thành công.

 

Thế kỷ thứ III

Bộ Kinh Đại-t́-bà-sa luận (Mahavibhasa) được trước tác vào khoảng đầu thế kỷ này, tóm lược toàn bộ giáo lư của học phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada).

Phật giáo truyền bá vào Campuchia và Indonexia.

250 - 300 : Ngài Long Thụ (Nagarjuna) thiết lập học phái Trung Đạo và trước tác tập Căn bản Trung quán luận tụng (Mulamadhyamaka-karika), gọi tắt là Trung quán luận.

 

Thế kỷ thứ IV

320 : Triều đại Gupta nắm quyền cai trị nước Ấn (kéo dài đến năm 550).

Hậu bán thế kỷ thứ IV : Tại Trung quốc, ngài Cưu-ma-la-thập (Kumarajiva) dịch rất nhiều kinh sách của học phái Trung đạo, ngài Giác Hiền (Buddhabhadra) dịch sang tiếng Hán tập Đại bát niết bàn kinh (Mahaparinirvana-sutra)

386 - 534 : Lần đầu tiên tại Trung quốc nhà Bắc Ngụy đưa Phật giáo lên hàng Quốc giáo.

Vào khoảng cuối thế kỷ : Người sáng lập ra học phái Duy thức tông, c̣n gọi là Du-già hành- tông (Yogacara), là Đại sư Vô Trước (Asanga) trước tác bộ A-t́-đạt-ma tập luận (Abhidharma-samuccaya)

Các nhà truyền giáo Trung quốc đưa Phật giáo vào Triều tiên.

399 - 413 : Nhà sư Trung quốc là Pháp Hiển sang Ấn độ học Đạo.

 

Thế kỷ thứ V

Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) được truyền bá vào Miến Điện, trong khi đó tại Trung quốc th́ Phật giáo Tịnh độ thờ Đức Phật A-Di-Đà phát triển mạnh.

Hai vị luận sư là Phật-đà Đạt-đa (Buddhadatta) và Phật-đà Cồ-sa (Buddhaghosa) b́nh giải toàn bộ kinh điển Pali. Ngài Thế thân trước tác tập A-t́-đạt-ma câu-xá luận bản tụng (Abhidharmakosa).

440 : Hoàng đế Kumaragupta đứng ra trùng tu và xây dựng thêm một ngôi chính điện lớn nhất cho đại học Na-lan-đà.

Hậu bán thế kỷ thứ V, giặc Hung nô tàn phá hầu hết chùa chiền, chỉ trừ lại Na-lan-đà v́ nhờ có vua Skandagupta đem quân ra sức bảo vệ.

 

Thế kỷ thứ VI

Đầu thế kỷ thứ VI, học phái Trung Đạo tách ra làm hai phái là Y tự khởi tông (Svatantrika) và Cụ duyên tông (Prasangika). Thật ra th́ trong thế kỷ trước đă từng xảy ra nhiều cuộc tranh biện về triết học Trung Đạo.

Bồ-đề Đạt-ma (Bodhidharma) rời Ấn độ đi Trung quốc (đến Trung quốc bằng đường biển vào khoảng năm 520)

518 : Trung quốc đă dịch được 2 213 bộ kinh sách.

522 : Phật giáo truyền bá sang Nhật bản nhờ một vị vua Triều Tiên tên là Pakche, vị vua này  sai một sứ thần sang Nhật mang theo một pho tượng Phật và một ít kinh sách cùng một bức thư ca ngợi sự tuyệt vời của Đạo Pháp để dâng lên hoàng đế Nhật bản.

538 : Các nhà sư Triều Tiên vượt biển sang Nhật để giảng Pháp.

580 : Nhà sư người Ấn T́-ni Đa-lưu-chi (Vinitaruci) từ Trung quốc sang Việt Nam tu tại chùa Pháp Vân (Bắc Ninh). Vị sư này là người đầu tiên đưa Thiền học vào Việt Nam.

581 - 618 : Nhà Tùy Trung quốc chọn Phật giáo làm Quốc giáo.

Cuối thế kỷ thứ VI : nhiều tông phái Thiền học xuất hiện ở Trung quốc.

 

Thế kỷ thứ VII

Phật giáo Tan-tra phát triển rất mạnh tại Ấn độ. Một số lớn kinh sách Tan-tra đă xuất hiện trong thế kỷ này.

Cũng trong thế kỷ này Phật giáo Đại thừa được đưa vào Miến điện.

618 : Khởi sự triều đại nhà Đường (kéo dài đến năm 907)

Giữa thế kỷ thứ VII : Ngài Tịch Thiên (Santideva) trước tác hai bộ luận là : Nhập Bồ-đề hành luận (Bodhicaryavatara) và Bồ-tát học luận (Siksasamuccaya).

629 - 645 : Nhà sư Trung quốc là Huyền Trang sang Ấn độ tu học và thỉnh kinh.

Phật giáo du nhập vào Tây tạng.

Cuối thế kỷ thứ VI (sang đầu thế kỷ thứ VII) : Phật giáo Kim Cương thừa phát triển rộng lớn ở Ấn. Hai vị cao tăng là Thiện vô úy (Subhakarasimha) và Bất không Kim cương (Amoghavajra) đưa Tan-tra thừa vào Trung quốc.

 

Thế kỷ thứ VIII

Người Hồi giáo bắt đầu xâm lược Ấn độ.

Đại thừa Phật giáo và Tan-tra thừa được đưa vào miền Trung Việt Nam và Indonexia.

712 : Tông phái Pháp tướng (Faxiang) xuất hiện ở Trung quốc do Ngài Huyền Trang thành lập và sau đó được truyền sang Triều Tiên và Nhật Bản (tông phái Hosso).

736 : Tông phái Hoa Nghiêm (Kegon) được thành lập tại Nhật.

Khoảng 750 : Ngài Liên-hoa-sinh (Padmasambhava) từ Ấn độ lên Tây tạng giảng Pháp.

792 - 794 : Kết tập Đạo Pháp ở Lhassa.

Cuối thế kỷ thứ VIII sang đầu thế kỷ thứ IX : Một số lớn kinh sách đă được dịch sang tiếng Tây tạng.

 

Thế kỷ thứ IX

Phật giáo tại Ấn độ suy yếu, chỉ c̣n hai tiểu bang là Bengale và Bihar c̣n chính thức thừa nhận Phật giáo là Quốc giáo.

800 : Tu viện Vimalakrima được thành lập và trở thành trung tâm của Phật giáo Tan-tra.

805 - 807 : Hai tông phái được thành lập tại Nhật là : Thiên thai tông (Tendai) và Chân ngôn tông (Shingon).

820 : Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung quốc sang Việt Nam và lập ra Thiền phái Vô Ngôn Thông.

845 : Tại Trung quốc dưới triều đại của hoàng đế Vơ Tôn nhà Đường, Phật giáo trải qua một một đại nạn, tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng tàn bạo : 260 000 nhà sư bị bắt buộc phải bỏ chùa để trở về đời sống thế tục và bị đưa đi nông trường, dân chúng bị cấm đoán không ai được xuất gia tu hành, hơn 45 000 kiến trúc thiêng liêng và 5 000 chùa bị san thành b́nh địa.

 

Thế kỷ thứ X

960 : Nhà Bắc Tống thống nhất Trung quốc và ủng hộ Phật giáo.

969 : Vua Đinh Tiên Hoàng phong cho Thiền sư Ngô Chân Lưu làm Tăng thống.

972 : Tại Trung quốc lần đầu tiên thấy xuất hiện kinh sách ấn loát bằng các bản khắc trên gỗ.

973 : Nam Việt vương Đinh Liễn (con trai của vua Đinh Tiên Hoàng) cho dựng 100 trụ đá để ghi khắc Kinh Phật tại kinh đô Hoa Lư.

 

Thế kỷ thứ XI

1040 : Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa) sinh ra đời.  Ông là một thi nhân thần bí và đồng thời cũng là một đại luận sư nổi tiếng của Tây tạng, (ông mất vào năm 1123).

1069 : Thiền sư Thảo Đường được vua Lư Thánh Tông phong làm Quốc sư.

Đầu thế kỷ XI : Phật giáo hưng thịnh trở lại tại Tây tạng. Đại sư A-đề-sa (Atisa) thiết lập học phái Kam-đan phái (Kadampa), đại sư Drokmi Lotsava thành lập học phái Tát-ca phái (Sakyapa) và đại sư Marpa thành lập học phái Ca-nhĩ-cư phái (Kagyupa).

Giữa thế kỷ XI : Hoàng triều Miến điện quyết định bỏ Phật giáo Bắc tông và chọn Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) để thay vào đó.

1088 : Vua Lư Nhân Tông phong cho Ngô Đầu Đại sư làm Quốc sư.

 

Thế kỷ thứ XII

1161 : Chùa Dâu (Pháp Vân) được khởi công xây dựng vào triều đại vua Lư Anh Tông.

1193 : Quân Hồi giáo tràn vào Ấn, san bằng tất cả chùa chiền và tu viện Phật giáo và giết tăng sĩ.

Cuối thế kỷ XII : Phật giáo suy tàn và biến mất trên lănh thổ Ấn. Trong khi đó Phật giáo lại rất hưng thịnh tại những nơi khác mà trước đây hoàng đế A-dục đă gởi các phái bộ đến truyền giáo (Tích Lan, Miến điện, Thái lan, Campuchia, Lào).

1197 - 1198 : Quân xâm lược Hồi giáo đốt sạch và san bằng đại học Na-lan-đà và cả đại học Vikramasila (đại học Phật giáo Tan-tra, to lớn và quan trọng ngang hàng với đại học Na-lan-đà) đánh dấu sự chấm dứt cuối cùng của Phật giáo trên bán lục địa Ấn độ.

Trong thế kỷ XII và bước sang thế kỷ XIII : hai học phái lớn là Thiền học (Zen) và Tịnh độ bành trướng rộng răi tại Nhật.

 

Thế  kỷ thứ XIII

1206 : Người Thổ nhĩ kỳ đánh chiếm một phần lớn thung lũng sông Hằng và thành lập vương quốc Hồi giáo Dheli (1206 - 1526)

1299 : Vua Trần Nhân Tông xuất gia tại núi Yên tử.

Cuối thế kỷ XIII : Thái lan chuyên dần sang Phật giáo Nguyên thủy (Theravada).

 

Thế kỷ thứ XIV

1322 : Văn Huệ Vương Trần Quang Triệu (cháu nội Hưng Đạo Vương) xuất gia.

Trong suốt thế kỷ này Phật giáo Nguyên thủy cũng tạo được nhiều ảnh hưởng và dần dần chiếm ưu thế trong các quốc gia như Campuchia và Lào.

Kinh điển Tây tạng được dịch sang tiếng Mông cổ.

Tại Tây tạng vị đại sư Tông-khách-ba (Tsongkhapa) thành lập một học phái mới là Cách-lỗ phái (Gelugpa).

 

Thế kỷ thứ XV

Khởi sự ḍng tái sinh của các vị Đạt-Lai Lạt-Ma.

1498 : Vasco de Gama t́m ra con đường biển đến Ấn độ bằng cách ṿng xuống phía Nam Phi châu, và nhờ đó người Tây phương bắt đầu tiếp xúc với các nước Đông nam Á và nhất là t́m hiểu nền văn hóa Á đông mà trước kia họ không hề có một khái niệm sơ đẳng nào. Tuy nhiên phải chờ đến thế kỷ XIX, người Tây phương mới thật sự bắt đầu theo Phật giáo.

 

Thế kỷ thứ XVI

1407 : Khởi công xây dựng Cấm thành (và Tiên An môn) tại Bắc kinh.

1552 : Nhà truyền giáo Nicolas Lancilotto xuất bản một quyển sách mang tựa đề "Những sự kỳ diệu của Á châu" và đây là tác phẩm đầu tiên của Tây phương đề cập đến giáo lư của Đức Phật.

 

Thế kỷ thứ XVII

1665 (kéo dài đến 1858) : Người Anh đánh chiếm Ấn độ.

 

Thế kỷ thứ XVIII

1722 : Vua Lê Dụ Tông phong Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng làm Tăng Thống.

1740 : Giáo hoàng Clément XII sau khi nghe các vị truyền giáo ḍng Tên tường tŕnh về những ǵ mà họ trông thấy ở Tây tạng, liền viết một bức thư cho vị Đạt-lai Lạt-ma thời bấy giờ yêu cầu vị này phải công nhận Phúc âm Thiên chúa giáo là thánh kinh duy nhất. Một đoạn trích dẫn từ bức thư này như sau : "Nhờ sự khoan dung của Chúa Trời vô biên, chúng tôi có đầy đủ lư do để hy vọng rằng quư vị sẽ nhận thấy rơ là chỉ có cách tu tập theo giáo lư của Phúc âm, mà thật ra th́ giáo lư ấy cũng rất gần với tôn giáo của quư vị, th́ mới có thể mang lại hạnh phúc cho sự sống vĩnh hằng..."

1780 : Nguyễn Gia Thiều (tác giả Cung Oán Ngâm Khúc) đứng ra xây dựng chùa Thiên Tích.

 

Thế kỷ thứ XIX

Thật ra măi đến năm 1830 th́ Tây phương mới có một số học giả bắt đầu nghiên cứu về tiếng Phạn và tiếng Pali và từ đó họ mới bắt đầu t́m hiểu sâu xa hơn về kinh điển Phật giáo. Đồng thời các công cuộc nghiên cứu sử học và khoa học của người Tây phương tại Á châu cũng giúp khám phá được nhiều sự kiện liên quan đến nền văn hóa và các nền tín ngưỡng Á châu. Nhờ đó mà Phật giáo đă dần dần đi sâu vào các xă hội Tây phương. 

1861 : Đại quân Pháp đánh chiếm Sài G̣n và Nam kỳ.

1863 : Nhà thờ Đức Bà Sài g̣n (Vương cung thánh đường Chính ṭa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện tội) được khởi công xây đựng bằng gỗ trên nền của một ngôi chùa nhỏ. Ngôi nhà thờ này bị mối mọt và sụp đỗ. Nhà thờ Đức Bà tại vị trí như hiện nay được khởi công vào tháng 8 năm 1876.

1884 : Quân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ.

1884 : Sau khi hạ thành Hà Nội lần thứ hai th́ quân Pháp liền san bằng chùa Bảo Thiên (xây dựng vào đời nhà Lư, thế kỷ XI - XII) để lấy chỗ làm nền xây dựng Nhà Thờ Lớn Hà Nội (c̣n có tên là nhà thờ thánh Joseph hay Nhà Thớ Chính Ṭa Hà Nội). Nhà thờ được hoàn tất năm 1886.

Khoảng 1890 : Phật giáo bắt đầu lan rộng trong các xă hội Tây phương.

1898 : Tăng sĩ và Phật tử nổi loạn chống Pháp ở Phú Yên và gọi là Giặc Thầy chùa.

 

Thế kỷ thứ XX

1911 : Ḥa thượng Thiện Quảng từ Thái Lan theo cụ Phan Bội Châu về nước để chống Pháp, bị quân Pháp phục kích bắn chết ở biên giới.

1911 : Chấm dứt chế độ quân chủ tại Trung quốc, nhà Thanh bị lật đổ và đồng thời cũng gián tiếp đánh dấu sự chấm dứt của Phật giáo Tây tạng mà nhà Măn châu đă chính thức đưa lên làm Quốc giáo.

1924 : Bà Alexandra David-Néel là người phụ nữ Tây phương đầu tiên lên đến Lhassa và bà đă kể lại chuyến du hành của bà trên đất Tây tạng. Sự thành tâm và ngưỡng mộ của bà đối với Phật giáo đă ảnh hưởng sâu đậm đến giới trí thức Pháp và sau đó là toàn thể Âu châu.

1926 : Phật giáo Cao Đài được được thành lập tại Tây Ninh.

1939 : Phật giáo Ḥa Hảo được thành lập tại Châu Đốc.

- Sau thế chiến thứ hai, một giáo sự Nhật bản tên là Masahura Anesaki lần đầu tiên giảng dạy về Thiền học Zen tại trường Collège de France.

- Các tác phẩm của Daisetz Teitaro Suzuki được dịch sang tiếng Anh năm 1935, và sang tiếng Pháp năm 1955.

1950 : Trung quốc xâm chiếm Tây tạng, Phật giáo bị cấm đoán trên phần đất này. Các vị lạt-ma bỏ trốn ra khỏi xứ, một số xin tị nạn tại Pháp. Trong số này có vị đại sư Kalou Rimpoché rất tích cực trong việc hoằng Pháp.

1958 : Thiền sư Shunryu Suzuki đưa thiền học Zen (phái Tào động) vào Mỹ.

1967 : Thiền sư Teizen Deshimaru đưa thiền học Zen (phái Tào động) vào Pháp và sau đó đă lan rộng ra khắp Âu châu.

Tại Tây tạng mặc dù phải chịu mọi sự ngược đăi và cấm đoán nhưng tín ngưỡng Phật giáo vẫn c̣n mạnh. Ngày nay trong số năm người dân Tây tạng th́ vẫn c̣n có một người xuất gia.

Phật giáo Trung quốc mặc dù đă phải gánh chịu nhiều mất mát và ngược đăi vào cuối thế kỷ XX nhưng vẫn c̣n tồn tại. Thống kê cho biết hiện nay tại Trung quốc có tất cả 60 chi phái Phật giáo khác nhau, và vẫn c̣n giữ được 72 000 chùa và tu viện.

Nhật bản trở thành một quốc gia quảng bá Phật giáo tích cực hơn hết tại Đông nam Á. Nhật bản đă đưa Phật giáo vào các vùng đảo Thái b́nh dương, Âu châu và cả Hoa kỳ.

1989 : Đức Đạt-Lai Lạt-Ma XIV được trao tặng giải Nobel Ḥa B́nh.

1996 : Thống kê chính thức cho biết con số Phật tử tại Pháp là 600,000 người.

1998 : Theo một số tư liệu Tây phương th́ con số Phật tử trên toàn thế giới ngày nay là từ 350 đến 450 triệu người. Thật sự ra th́ con số này không thể biết đích xác được v́ Phật giáo không đ̣i hỏi tín đồ phải khai báo và ghi chép vào sổ sách, cũng không có một nghi thức hay nghi lễ ǵ bắt buộc họ phải thực thi để được chính thức xem là một Phật tử. 98% số người theo Phật giáo trên đây đều ở tại các quốc gia Viễn Đông. Tuy nhiên con số Phật tử trên thế giới và sự phân bố theo các quốc gia cũng đang thay đổi nhanh chóng.

 

Thế kỷ thứ XXI

2008 : Bộ Nội vụ Pháp chính thức công nhận con số Phật tử trên đất Pháp là 1 triệu người (từ tuổi trưởng thành trở lên) trong tổng số 64 triệu dân.

2010 : "Phật Ngọc" được cung nghinh và chiêm bái khắp nơi trên thế giới.

Bures-Sur-Yvette, 08.03.10

Hoang Phong

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 04/02/10