Thư ṭa soạn số 46

 

(tháng 09.2015)

 

 

 

CHA MẸ LÀ TẤT CẢ

 

 

 

Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đă kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những băi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đă lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ư thức trách nhiệm của ḿnh đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên t́nh trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).

Gần 200 quốc gia phát triển và đang phát triển đă kư vào Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol,  do Liên Hiệp Quốc chủ xướng từ năm 1997) nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn chận hoặc ít ra là làm giảm tốc độ ấm lên của trái đất.

Trái đất trở thành ngôi nhà chung của toàn thế giới; và trước hiểm họa chung, nhân loại nhích lại gần nhau như người trong một gia đ́nh. Nhưng một gia đ́nh lư tưởng, và thực sự được gọi tên là “gia đ́nh” chỉ khi nào có sự ḥa hợp, thương yêu. Một thế giới đầy hận thù, nghi kỵ, ganh ghét, lạm dụng và lợi dụng nhau, công kích, giết hại nhau… th́ không thể có ḥa b́nh.

Gia đ́nh là giềng mối từ đó h́nh thành xă hội, quốc gia hay thế giới. Không có gia đ́nh th́ không có xă hội, quốc gia, hay thế giới ǵ cả. Cũng vậy, không có cha mẹ th́ không có gia đ́nh. Cha mẹ là nhân tố quyết định sự có mặt của một gia đ́nh.

Lập nên một gia đ́nh không khó. Tạo một gia đ́nh hạnh phúc, an vui, mới là khó.

Mỗi thế hệ cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành, làm người tốt của gia đ́nh và hữu dụng cho xă hội. Tổ tiên dạy dỗ ông bà, ông bà dạy dỗ cha mẹ, và cha mẹ dạy dỗ chúng ta. Vậy nh́n chung, tổ tiên tốt th́ ông bà tốt, ông bà tốt th́ cha mẹ tốt, và rồi con cái cũng tốt theo. Thế nhưng, cha mẹ tốt mà con cái trở nên hư đốn, phá hoại xă hội, thậm chí c̣n giết hại cả cha mẹ ruột, th́ trách nhiệm này thuộc về ai? Người ta sẽ tự suy ngẫm hoặc lắng nghe ư kiến, nhận định, hay kết luận từ các chuyên gia về giáo dục, nhân chủng và xă hội, cho đến luật học, đạo đức học, và dĩ nhiên là không quên tham khảo các tu sĩ của các tôn giáo, để phán xét về những đứa con hư.

Nhưng thế nào là cha mẹ tốt? và thế nào là đứa con hư? Người Á đông sẽ trả lời rất mau mắn: cha mẹ tốt là những người con hiếu thảo, đứa con hư là đứa con bất hiếu. Từ câu trả lời này, lại nẩy sinh câu hỏi khác: thế nào là hiếu, thế nào là bất hiếu? Câu trả lời theo văn hóa Á đông cũng rất mau mắn: hiếu là vâng lời cha mẹ, bất hiếu là không vâng lời cha mẹ. Nói vậy là v́ tục ngữ Việt Nam có câu: “Con căi cha mẹ trăm đường con hư.”

Câu nói trên rất đúng cho nhiều gia đ́nh mà cha mẹ là những người có đạo đức, biết lẽ phải, sống ngay thật, khoan dung, thương người, giúp người, thích làm việc công ích, không làm tổn hại ai; và dĩ nhiên là nuôi dạy con cái với t́nh thương yêu vô hạn. Đối với những bậc cha mẹ như thế, nếu con cái cứ chống căi và sống ngược lại, nhiều phần sẽ dẫn đến sự hư hỏng, ngỗ nghịch, gây bất ḥa trong gia đ́nh, tạo bất ổn cho xă hội. Nhưng chuẩn mực của thế hệ này, trong hoàn cảnh xă hội này, không hẳn là có giá trị tuyệt đối cho các thế hệ sau, ở những nơi mà nếp văn hóa và quan niệm về nhân sinh khác hẳn. Chưa kể có những cha mẹ là thành phần bất hảo trong xă hội, sống ích kỷ, chỉ biết lợi ḿnh, không bao giờ quan tâm đến khổ đau hay sự thiệt tḥi của kẻ khác, không có một tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu nào cho con cái noi gương, th́ đừng trách tại sao con cái không vâng lời, không làm theo ư ḿnh.

Vậy, trong một số trường hợp, con căi cha mẹ chưa chắc trăm đường con hư; và cha mẹ đạo đức, chưa chắc biết cách dạy con nên người (trong một xă hội chuyển biến không ngừng với những bước nhảy vọt cả về kỹ thuật lẫn sự đồi bại luân lư).

Tiêu chuẩn đạo đức cũng thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Chỉ có t́nh thương vô hạn của cha mẹ dành cho con cái th́ ngàn năm trước và ngàn năm sau, vẫn là một thứ t́nh thiêng liêng cao đẹp, không ai truyền trao, không ai dạy dỗ, mà mọi người đều b́nh đẳng sở hữu khi quyết định tạo lập một gia đ́nh cho chính ḿnh. Nhưng nếu t́nh thương cha mẹ không được điều hướng bởi sự ḥa hợp th́ trong rất nhiều trường hợp, t́nh thương lại biến thành trở lực cho hạnh phúc gia đ́nh.

Trong khi hợp là xây dựng, bồi đắp cho vững chắc những điểm tương đồng th́ ḥa là chia sẻ, cảm thông, tôn trọng và chấp nhận những điểm dị biệt trong cuộc sống chung. Thương yêu mà chỉ khư khư giữ lấy ư kiến của ḿnh, buộc người khác phải nghe theo, th́ không thể nào có được sự hài ḥa, thuận thảo trong gia đ́nh. Cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Có khi nên biết lắng nghe quan điểm của con cái, cảm thông cho cá tính, ước nguyện, tâm t́nh và hoàn cảnh của chúng. Đừng bao giờ cho rằng con cái phải có trách nhiệm hay bổn phận thực hiện điều ḿnh mong muốn, hoặc phải thành đạt giấc mộng chưa thành của ḿnh. Đừng đặt giấc mơ của ḿnh trên vai con cái mà không chịu t́m hiểu giấc mơ của chính nó.

Trong sinh hoạt xă hội, tập thể, tổ chức (tôn giáo, hội đoàn, công đoàn..), quốc gia, và quốc tế cũng vậy: những người lănh đạo phải biết ḥa hợp với người dưới, tôn trọng nguyện vọng chung của người dân, quan tâm đến lợi ích của nhân loại. Không có sự ḥa hợp giữa ḿnh với các thành viên khác trong gia đ́nh, tổ chức, quốc gia và cộng đồng quốc tế, th́ đừng mơ tưởng viển vông về nền ḥa b́nh thế giới.

Không khó ǵ khi song hành, đồng hành với những người có cùng quan điểm và lư tưởng (hợp). Khó là có thể bước đi nhịp nhàng (ḥa) với những người ngược ḍng, nghịch hành với ḿnh—con đường chông chênh ấy, luôn có sự va chạm, vi tế hay thô bạo giữa những bản ngă cứng ngắt. Mà muốn ḥa được với kẻ trái chiều, hăy hạ ḿnh xuống, hăy quên ḿnh đi, hăy hy sinh một phần hay toàn phần bản ngă của ḿnh. Đó là điều mà những đứa con—luôn là con trẻ—khó làm được khi chúng chưa trải nghiệm thế nào là t́nh thương vô hạn của cha mẹ. Nhưng những bậc cha mẹ th́ làm được, v́ t́nh thương của cha mẹ bao gồm sự hy sinh to lớn, vượt ngoài sức tưởng tượng của người con.

Thế giới ḥa b́nh tùy thuộc nơi sự ḥa hợp của mỗi quốc gia; quốc gia thịnh vượng tùy thuộc vào sự ḥa hợp của các xă hội dân sự; xă hội an vui tùy thuộc nơi sự ḥa hợp của những gia đ́nh; và gia đ́nh hạnh phúc là nhờ nơi cha mẹ.

V́ vậy, khi quyết định tạo lập một gia đ́nh nhỏ, mỗi người chúng ta nên tự hỏi: chúng ta có thể nào có được đức hy sinh và tinh thần ḥa hợp để xây dựng hạnh phúc cho gia đ́nh này hay không. Nếu câu trả lời là không, xin đừng vội vàng đảm nhận vai tṛ cha mẹ. Và nếu đă lỡ tạo lập một gia đ́nh không ḥa thuận, thiếu hạnh phúc, con cái hư hỏng hoang đàng, xin đừng vội vàng qui trách tội bất hiếu cho con, mà hăy đem ḷng thương yêu nh́n xuống con cái, hỏi một câu đơn giản: cha mẹ có thể làm được ǵ để con được hạnh phúc, hỡi con yêu?

Những nhà lănh đạo tôn giáo, lănh đạo quốc gia hay thế giới, cũng nên cúi ḿnh xuống để hỏi những người cọng sự, hỏi những người dân của ḿnh một câu tương tự và đơn giản như thế. Đừng đ̣i hỏi người dưới phải phục vụ ḿnh hay tổ chức của ḿnh, mà hăy t́m hiểu xem họ cần ǵ, và làm thế nào để họ được an vui, hạnh phúc.

 

Bài học từ đức hy sinh và tinh thần ḥa hợp, hăy bắt đầu từ vai tṛ của cha mẹ.

Ḷng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đ́nh này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.

Cha mẹ là trên hết; cha mẹ là tất cả.

 

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 08/21/15